Công văn 3089/BTP-TCTHADS về thi hành quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản

Công văn 3089/BTP-TCTHADS - Thi hành quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản

Công văn 3089/BTP-TCTHADS về việc thi hành quyết định của Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản. Theo đó, khi thi hành các Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, cơ quan thi hành án dân sự (THADS) cần lưu ý một số vấn đề như: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án.

Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13

Bộ Luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13

Văn bản 02/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự

BỘ TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3089/BTP-TCTHADS
V/v thi hành quyết định của Tòa án liên
quan đến giải quyết phá sản
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2016

Kính gửi: Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 với nhiều nội dung mới, trong đó có các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án dân sự trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản và thi hành các quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Quá trình triển khai thực hiện, đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định mới của Luật Phá sản năm 2014. Sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp lưu ý một số vấn đề về việc tổ chức thi hành các quyết định của Tòa án giải quyết phá sản như sau:

1. Về vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản

Luật Phá sản năm 2014 đã quy định chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thay thế chế định Tổ quản lý, thanh lý tài sản để thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, một số Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã được thành lập theo Luật Phá sản năm 2004 vẫn tiếp tục hoạt động theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Cụ thể, đối với các yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được Tòa án nhân dân thụ lý trước ngày 01/01/2015 mà đã thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo Luật Phá sản năm 2004, nếu đến ngày 01/01/2015 mà Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa thực hiện xong nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với vụ việc phá sản đó.

Thực tế cho thấy, việc Tổ quản lý, thanh lý tài sản tiếp tục hoạt động gặp một số khó khăn (các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế kiêm nhiệm nên rất khó tham gia hoạt động thường xuyên của Tổ; việc xử lý tài sản ở các địa bàn khác khó khả thi, gây tốn kém kinh phí; các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động, kinh phí, thù lao của Tổ quản lý, thanh lý tài sản đang trong quá trình sửa đổi, thay thế). Trong khi đó, Điều 28 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP cũng quy định, trường hợp Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản chỉ định được Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản chấm dứt hoạt động và bị giải thể; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản đối với vụ việc đó.

Thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, đến nay, Bộ Tư pháp đã cấp Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho 824 người có đủ điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có thể hành nghề trên toàn quốc.

Căn cứ quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn nêu trên, để thực hiện đúng Luật Phá sản năm 2014, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khắc phục khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh từ hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập theo Luật Phá sản năm 2004, cơ quan Thi hành án dân sự cần chỉ đạo Chấp hành viên đang là Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa bị giải thể, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tiến hành chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 131 Luật Phá sản năm 2014 và khoản 1 Điều 28 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP.

2. Về việc thi hành các quyết định của Tòa án giải quyết phá sản

2.1. Các loại quyết định của Tòa án giải quyết phá sản mà cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm thi hành:

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Phá sản năm 2014, cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, quyết định tuyên bố phá sản và các quyết định khác theo quy định của Luật Phá sản năm 2014.

2.2. Một số lưu ý khi thi hành Quyết định tuyên bố phá sản

a) Về thời hạn ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Đối với quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 về thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản, thì: "Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản" (khoản 1 Điều 120). Tuy nhiên, việc ra quyết định thi hành án phụ thuộc vào thời điểm mà Tòa án chuyển giao bản án, quyết định sang cơ quan Thi hành án dân sự. Theo đó, Luật Thi hành án dân sự đã sửa đổi, bổ sung, quy định "Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án" (khoản 2 Điều 36). Do đó, Cơ quan Thi hành án căn cứ điểm e khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự đã sửa đổi, bổ sung để xác định thời hạn ra quyết định thi hành án đối với quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

b) Về một số vấn đề liên quan đến nội dung quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá sản

Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án (liên quan đến tài sản, buộc thực hiện công việc hoặc chấm dứt thực hiện công việc). Theo Điều 108 Luật Phá sản năm 2014, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có một số nội dung không thuộc thẩm quyền tổ chức thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự. Do đó, cơ quan Thi hành án dân sự cần lưu ý các nội dung của Quyết định tuyên bố phá sản để xác định nội dung Quyết định thi hành án. Các khoản thuộc diện thu hồi nợ cho doanh nghiệp phá sản là phần liên quan đến tài sản nên thuộc trách nhiệm thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự.

Khi ra quyết định thi hành án, cần rà soát kỹ các tài liệu, phụ lục kèm theo Quyết định tuyên bố phá sản để xác định quyền, nghĩa vụ của các đương sự và ra quyết định thi hành án cho bảo đảm chính xác, đúng quy định của pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án có điểm chưa rõ, khó thi hành, cơ quan Thi hành án dân sự không xác định được nội dung cụ thể thì cần áp dụng khoản 2 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự đã sửa đổi, bổ sung, đề nghị Tòa án xem xét, giải thích.

c) Yêu cầu Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản

Khoản 1 Điều 121 Luật Phá sản năm 2014 quy định "Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản". Quá trình thực hiện quy định này cần lưu ý:

- Theo Luật Phá sản năm 2014, khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ có trách nhiệm thanh lý tài sản. Do đó, quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Phá sản năm 2014 chỉ áp dụng khi vẫn còn tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chưa được thanh lý hoặc chưa được thanh lý xong.

Đánh giá bài viết
1 325
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo