Công văn 1245/VKSTC-C2 Nối mạng trực tuyến từ phòng xử án

Công văn 1245/VKSTC-C2 Nối mạng trực tuyến từ phòng xử án

VKSND Tối cao đã đề ra những tiêu chuẩn chung về lắp đặt hệ thống quan sát phòng xử án như sau: Cho phép truyền toàn bộ hình ảnh và âm thanh trực tiếp từ các phòng làm việc của chánh án TAND, viện trưởng VKSND; cho phép kết nối với truyền hình hội nghị đến VKSND cấp huyện, VKSND cấp tỉnh; cho phép trích xuất thông tin đã được lưu giữ. Tại phòng xử án lắp đặt hai camera (camera 1 quan sát bị cáo và các thành phần tham dự phiên tòa; camera 2 quan sát chủ tọa, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký và luật sư bào chữa). Tùy phòng xử án mà bố trí camera cho hợp lý. Các điểm quan sát phòng xử án (chánh án TAND, viện trưởng VKSND, Ban Cải cách Tư pháp, Ban Nội chính) trang bị màn hình quan sát trực tiếp hình ảnh, âm thanh từ phòng xử án...

Công văn 88/TANDTC-PC Thực hiện mô hình phòng xử án 2016

Thông tư 01/2016/TT-CA quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh

Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tòa án

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1245/VKSTC-C2
V/v triển khai nối mạng trực tuyến từ phòng xử án
theo Nghị quyết liên tịch số: 01-NQLT/BCS
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2016

Kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01-NQLT/BCS ngày 22/03/2016 của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao và Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc tăng cường công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng nhiệm vụ trong đó có việc: triển khai nối mạng trực tuyến từ phòng xử án đến phòng làm việc của Chánh án tòa án nhân dân và phòng làm việc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đưa ra tiêu chuẩn chung về lắp đặt hệ thống này để các đơn vị tham khảo áp dụng cho phù hợp với đơn vị mình (phụ lục kèm theo). Để việc triển khai hệ thống có hiệu quả, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chủ động, tích cực phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp nhằm thực hiện tốt công việc trên.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc về mặt kỹ thuật đề nghị các đơn vị liên hệ trực tiếp với Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin - Viện kiểm sát nhân dân tối cao để được giải đáp./.

Nơi nhận:TL. VIỆN TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THỐNG KÊ TỘI PHẠM VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÓ CỤC TRƯỞNG

- Như trên;
- Đ/c Viện trưởng VKSNDTC (để b/c);
- Đ/c Bùi Mạnh Cường, PV
VKSNDTC (để b/c);
- Lưu: VT, Cục 2.

Nhiếp Văn Ngọc

PHỤ LỤC
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ CHỨC NĂNG, TÍNH NĂNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG NỐI MẠNG TRỰC TUYẾN TỪ PHÒNG XỬ ÁN ĐẾN PHÒNG LÀM VIỆC CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ PHÒNG LÀM VIỆC CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

(Gọi tắt là Hệ thống quan sát phòng xử án)

(kèm theo Công văn số 1245/VKSTC-C2 ngày 07/04/2016)

I. YÊU CẦU HỆ THỐNG

- Hệ thống quan sát phòng xử án (viết tắt là HTQSPXA) cho phép truyền toàn bộ hình ảnh và âm thanh trực tiếp từ các phòng xử án đến phòng làm việc của Chánh án Tòa án nhân dân và phòng làm việc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

- HTQSPXA cho phép kết nối với hệ thống truyền hình hội nghị đến viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (Vmeet) và hệ thống truyền hình hội nghị đến viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (Polycom).

- HTQSPXA tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của ngành Tòa án và Kiểm sát (máy chủ, máy tính, đường truyền, hệ thống âm thanh, ánh sáng...), tương thích với hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có.

- HTQSPXA hoạt động ổn định, cho phép tra cứu, trích xuất thông tin đã được lưu trữ.

- HTQSPXA không phụ thuộc nhà cung cấp thiết bị.

II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

1. Mô hình hệ thống

- Tại phòng xử án hệ thống gồm có:

· Camera: yêu cầu 02 camera IP. Camera 01 quan sát bị cáo và các thành phần tham dự phiên tòa, camera 02 quan sát Chủ tọa, Thẩm phán, Hội đồng nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, Luật sư bào chữa... Tùy từng phòng xử án mà bố trí các vị trí camera cho hợp lý.

· Âm thanh: sử dụng thiết bị âm thanh hội thảo thông dụng để thu âm thanh từ phòng xử án.

· Đầu ghi NVR (Network video recoder): Nhận tín hiệu từ các camera và âm thanh đặt tại các phòng xử án truyền về trung tâm điều khiển. Tương thích với camera sẵn có trên thị trường, hỗ trợ các chuẩn ONVIF.

- Tại trung tâm điều khiển:

· Máy chủ (Server): cài phần mềm chuyên dụng để nhận tín hiệu âm thanh và hình ảnh từ các phòng xử án, lưu trữ dữ liệu, phân quyền truy cập và điều khiển.

- Tại các điểm quan sát phòng xử án (Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Ban Cải cách tư pháp, Ban Nội chính...)

· Màn hình quan sát: theo dõi trực tiếp hình ảnh, âm thanh từ phòng xử án.

Công văn 1245/VKSTC-C2

Hình a: Mô hình tổng thể của hệ thống

Mô hình đấu nối của một phòng xử án

Hình b: Mô hình đấu nối của một phòng xử án

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Hình ảnh

- Tốc độ khung hình đạt tối thiểu 25 khung hình/giây.

- Độ phân giải tối thiểu HD 1280x720 pixel.

- Hỗ trợ chuẩn mã hóa video phổ biến H.264.

2.2. Âm thanh

- Đáp ứng tối thiểu chuẩn mã hóa audio G.711 .

- Hệ thống thu được âm thanh từ vị trí của Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, thư ký phiên tòa, luật sư bào chữa, bị cáo, người bị hại, nhân chứng...

2.3. Ánh sáng

- Phòng xử án phải đảm bảo chất lượng ánh sáng trung thực, tự nhiên.

- Ánh sáng phải liên tục và có cường độ sáng tối thiểu 600 lux.

- Ánh sáng trong phòng không được chiếu thẳng vào camera để tránh hiện tượng ngược sáng cho camera.

2.4. Lưu trữ và băng thông

- Đường truyền Internet nối tới phòng xử án có băng thông tối thiểu là 2.8 Mbps.

- Đối với hệ thống lưu trữ đặt tại trung tâm điều khiển, để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt, các đơn vị chủ động tính toán số lượng phòng xử án cần quan sát để đưa ra dung lượng lưu trữ phù hợp với thực tế tại địa phương.

Hình c: Minh họa tính toán băng thông, lưu trữ tại 1 phòng xử án

- Các đơn vị có thể tham khảo trang web về lưu trữ, băng thông: http://www.nuuo.com/calculator/#

2.5. Phần mềm quản trị

- Giao diện quản lý thân thiện, cho phép quản lý cấu hình thiết bị, cảnh báo lỗi... Ưu tiên phần mềm quản trị có giao diện tiếng Việt.

- Hỗ trợ giao thức ONVIF.

- Có chức năng xuất ra video định dạng avi, mp4, mpg ...

- Có chức năng ghi nhật ký (log in, log out, ID...).

- Hỗ trợ hiển thị trên các thiết bị thông minh...

- Hỗ trợ xem lại nhiều kênh video.

- Có chức năng lập lịch ghi hình.

- Cho phép phân quyền người sử dụng.

- Tự động kết nối video khi mất tín hiệu.

- Hỗ trợ đa nhân, đa luồng tận dụng được sức mạnh của CPU đa nhân.

- Điều khiển từ xa thông qua trình duyệt internet.

- Thay đổi cấu hình online.

- Điều khiển PTZ bằng click chuột ngay trên màn hình camera.

- Hiển thị đồ họa thời gian thực.

- Xem lại hình ảnh hỗ trợ tốc độ 512x.

- Mô hình quản lý tập trung đa lớp.

- Cấu trúc phân tích video phân tán.

2.6. Giao diện sử dụng

- Các chế độ hiển thị: 1, 2, 1+3, 1+4, 1+5, 1+7, 1+9, 1+11, 1+12, 1+15, 2x2, 3x3, 4x4, 5x5, 6x6 (camera/ khung hình).

- Hỗ trợ zoom số: Hỗ trợ zoom số ngay trên màn hình bằng chuột.

- OSD (hiển thị thông tin khác): thời gian, tốc độ hình ảnh, tín hiệu mạng, trạng thái ghi, ...

2.7. An toàn , bảo mật

- Đảm bảo an ninh, có khả năng ngăn chặn sự thâm nhập trái phép vào hệ thống, có sử dụng cơ chế đăng nhập xác thực.

- Hỗ trợ tính năng mã hóa dữ liệu đường truyền.

- Có khả năng kết hợp với các thiết bị an ninh khác như mã hóa, tường lửa (firewall) hoặc tích hợp sẵn cơ chế bảo mật.

- Đáp ứng tiêu chuẩn mã hóa H.235.

Đánh giá bài viết
1 160
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo