Cơ địa dị ứng có tiêm vắc xin Covid-19 được không?

Cơ địa dị ứng có tiêm vắc xin Covid-19 được không? Những đối tượng nào không nên tiêm vaccine covid-19?

1. Cơ địa dị ứng có tiêm vắc xin Covid-19 được không?

Tùy từng trường hợp dị ứng mà bạn có thể tiêm vaccine covid-19 khi bị cơ địa dị ứng hoặc không, cụ thể theo ý kiến tư vấn của bác sỹ Hương - bác sỹ chuyên khoa 1 hệ thống phòng khám quốc tế Careplus:

  • Với người dị ứng với thành phần vaccine covid-19 định tiêm: Những người này không được tiêm vaccine covid-19
  • Dị ứng khác mà không phải là dị ứng với thành phần vaccine covid-19 định tiêm: Những người này vẫn được tiêm vaccine covid-19
  • Dị ứng thuốc giảm đau không phải là Steroid (NSAIDS) như aspirin, diclofenac (voltaren),...: Những người này vẫn được vaccine covid-19 nhưng phải theo dõi tình hình sức khỏe sát sao, nghiêm túc.

Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút thay vì 30 phút như những người không có tiền sử dị ứng khác.

Các bạn nên chọn những cơ sở tiêm đảm bảo, có phòng cấp cứu để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra

Lưu ý: Người dân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc gì trước khi đi tiêm mà cần thành thật khai báo sàng lọc trước tiêm vaccine để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.

2. Những trường hợp không nên tiêm vaccine covid-19

 Cơ địa dị ứng có tiêm vắc xin Covid-19 được không?

Trường hợp có tiền sử dị ứng nào không nên tiêm vaccine covid-19?

Theo TS.BS.Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), những trường hợp sau người dân không được tiêm vaccind covid-19:

  • Không tiêm vaccine với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vaccine.
  • Không tiêm vaccine cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn, nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
  • Không tiêm vaccine COVID-19 khi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).
  • Không tiêm vaccine nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C).
  • Không tiêm vaccine khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19

3. Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine covid-19

3.1 Trước khi tiêm Vaccine Covid-19 nên làm gì?

Trước khi tiêm Vaccine Covid-19 bạn nên có chế độ ăn đảm bảo tính lành mạnh và cung cấp được các chất cần thiết. Bên cạnh đó, trước khi đi tiêm, các bạn cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết, để biết chế độ ăn và các việc cụ thể trước khi tiêm Vaccine Covid-19, mời các bạn tham khảo bài: Trước khi tiêm vắc xin Covid 19 nên làm gì?

3.2 Sau khi tiêm Vaccine Covid-19 nên làm gì?

Sau khi tiêm Vaccine Covid-19 cơ thể bạn có thể sẽ bị mệt mỏi, sốt nhẹ... do đó chế độ ăn phải bổ sung được những chất cơ thể cần, tránh uống rượu bia và ăn thức ăn nhanh. Việc theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm cũng là điều cần thiết, khi gặp các triệu chứng bất thường thì bạn phải báo ngay cho cơ sở y tế để được giúp đỡ kịp thời.

Để biết cụ thể những điều cần làm sau khi tiêm vaccine Covid-19, mời các bạn tham khảo các bài:

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Cơ địa dị ứng có tiêm vắc xin Covid-19 được không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 656
0 Bình luận
Sắp xếp theo