Cơ chế Covax là gì?

Cơ chế Covax là gì? Việt Nam hiện đang tiếp nhận nhiều lô vaccine theo cơ chế Covax. Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước khác trên thế giới vẫn đang nhận được nguồn cung vaccine nhờ cơ chế Covax. Vậy cơ chế Covax là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Cơ chế Covax là gì?

Covax (Cơ chế tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19) là cơ chế toàn cầu đồng sáng lập bởi Coalition for Epidemic Preparedness and Innovations (CEPI), GAVI, Liên minh vắc xin (the Vaccine Alliance), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF với tư cách là đối tác phân phối.

Covax là cơ chế về cung ứng và thu mua vắc xin trên phạm vi toàn cầu, hiện đang được UNICEF thay mặt thực hiện.

2. Cơ chế hoạt động của Covax

Covax hoạt động thế nào?

Thông qua Cơ chế Covax - do Gavi, the Vaccine Alliance (Liên minh Vắc xin) đứng đầu, WHO và CEPI - UNICEF đang hợp tác với các nhà sản xuất và đối tác về việc mua vắc xin COVID-19, cũng như vận chuyển, hậu cần và bảo quản. Phối hợp với Quỹ PAHO Revolving Fund, các tổ chức đảm nhiệm việc mua sắm và giao hàng cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp, đồng thời hỗ trợ mua sắm cho hơn 97 quốc gia có thu nhập trên trung bình và thu nhập cao. Tính tổng số người sẽ được tiêm vắc xin thì những người này đại diện cho hơn 4/5 dân số thế giới.

Cơ chế hoạt động của Covax

Khi một vắc xin an toàn và hiệu quả được WHO phê duyệt, UNICEF sẽ bắt đầu hoạt động vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến các quốc gia thông qua cơ chế covax.

Mục tiêu của COVAX là thực hiện các giao dịch mua vaccine với số lượng lớn từ các công ty dược phẩm, đồng thời nhận vaccine quyên góp từ các nước giàu. Các quốc gia nghèo hơn có thể nhận được vaccine miễn phí từ sáng kiến ​​này, còn những quốc gia giàu có cũng có thể mua vaccine từ đây như một cách để đa dạng hóa nguồn cung.

3. Trở ngại hiện nay trong cơ chế Covax

Hiện nay, vaccine Covax đang gặp những thách thức gì?

Covax đang bị gặp những trở ngại liên quan tới việc thiếu hụt nguồn cung và hậu cần, trong bối cảnh nhiều quốc gia giàu có đang chạy đua với các chiến dịch tiêm chủng đại trà.

Bên cạnh đó, Covax chỉ có kế hoạch cung cấp đủ vaccine để tiêm chủng cho khoảng 20% ​​đến 30% người dân ở các quốc gia nghèo - một con số được cho là vẫn khiến dịch COVID-19 bùng phát tại các nước này. Các chuyên gia ước tính rằng cần ít nhất 70% dân số miễn dịch để ngăn ngừa dịch bệnh trong tương lai.

Một trong những nguyên do khiến việc phân phối vaccine bị đình trệ đó là thiếu hụt nguồn cung. Nguồn cung vaccine COVID-19 trên thế giới hiện đang cực kỳ hạn chế. Trong khi các công ty đang cố gắng để tăng năng lực sản xuất, các chuyên gia dự đoán sẽ không có đủ số lượng vaccine để cung cấp cho dân số toàn cầu cho đến năm 2023 hoặc 2024.

Mặc dù ​​COVAX đã nhận được hàng tỷ USD tài trợ, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ ra rằng tiền gần như vô nghĩa nếu không có vaccine để mua. Ông kêu gọi các nước giàu không tìm cách ký thêm các thỏa thuận để đảm bảo nguồn vaccine bổ sung, vì điều này có thể “đe dọa” các thỏa thuận mà COVAX đã đạt được.

Bên cạnh đó, COVAX cũng không thể bắt đầu vận chuyển bất kỳ loại vaccine nào cho đến khi chúng được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp. Cho đến nay, chỉ có hai loại vaccine của công ty Pfizer-BioNTech và AstraZeneca sản xuất được “bật đèn xanh”.

Hoa Tiêu vừa giới thiệu đến bạn đọc cơ chế Covax - cơ chế cung cấp một lượng lớn vaccine Covid cho Việt Nam hiện nay. Đây là cơ chế nhân đạo nhằm hỗ trợ các nước nghèo, các nước gặp khó khăn trong việc tự mua vaccine. Cơ chế Covax giúp cho việc phân phối vaccine toàn cầu được phát triển rộng rãi hơn, qua đó góp phần hạn chế và ngăn chặn đại dịch bởi để chống dịch thì cách thức an toàn và hiệu quả nhất là tiêm vaccine cho người dân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 323
0 Bình luận
Sắp xếp theo