Chuyển hộ khẩu có phải làm lại căn cước công dân, chứng minh nhân dân?

Khi chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác có phải làm lại căn cước công dân hay chứng minh nhân dân không? Thủ tục, hồ sơ làm lại CCCD/CMND gồm những gì? Tất cả sẽ được giải đáp những thông tin hữu ích dưới đây.

1. Đổi hộ khẩu có phải làm lại căn cước công dân, Chứng minh nhân dân?

Câu hỏi: Tôi mới chuyển hộ khẩu từ Thanh Hóa vào TP HCM, vậy có phải đổi lại thẻ căn cước công dân theo hộ khẩu mới hay không? (Hồng Thu)

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh nhân dân?

Trả lời:

Không rõ bạn được cấp thẻ Căn cước công dân hay còn sử dụng Chứng minh nhân dân hay chưa, HoaTieu sẽ tư vấn theo hai trường hợp.

Trường hợp 1: Căn cứ điểm a, khoản 2 mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13), nếu đang sử dụng thẻ Chứng minh nhân dân (do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp), bạn phải đổi lại thành thẻ Căn cước công dân khi nhập hộ khẩu vào TP HCM.

Trường hợp 2: Căn cứ khoản 1 điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, nếu đã được cấp thẻ Căn cước công dân, bạn không bắt buộc phải đổi lại thẻ Căn cước công dân theo hộ khẩu mới.

Theo khoản 1 điều 21, khoản 1 điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân được đổi lại trong các trường hợp sau:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.
  • Xác định lại giới tính, quê quán.
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
  • Khi công dân có yêu cầu.

Giải thích rõ hơn ở trường hợp số 1, Theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, khi chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải làm thủ tục đổi CMND tại cơ quan Công an cấp quận, huyện nơi bạn có đăng ký thường trú.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP), những trường hợp sau đây công dân phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Trường hợp mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Như vậy, trường hợp chuyển hộ khẩu vào tỉnh khác thì phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân tại cơ quan Công an cấp quận, huyện nơi bạn có đăng ký thường trú. Nếu bạn đã chuyển sang thẻ Căn cước công dân thì không bắt buộc phải đổi.

Tham khảo thêm:

2. Hồ sơ làm lại CCCD

  • Xuất trình hộ khẩu thường trú;
  • Chụp ảnh (thực hiện tại Cơ quan công an);
  • In vân tay hai ngón trỏ (thực hiện tại Cơ quan công an);
  • Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân (theo mẫu);
  • Nộp lại Chứng minh nhân dân cũ.

Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục trên đây, cơ quan công an sẽ cấp cho bạn Chứng minh nhân dân mới trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày.

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định thể CCCD gồm 12 chữ số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Hơn nữa hiện nay việc đổi CCCD đang được nhân dân thực hiện rộng rãi bởi nhà nước phổ biến việc thay đổi CCCD thành CCCD gắn chíp với nhiều tiện ích về thông tin cá nhân cũng như việc quản lý dân cư. Những giấy tờ cũ không còn thời hạn thì nhân dân nên thay đổi để kịp thời để có sự điều chỉnh phù hợp.

Do đó, nếu xin đổi Chứng minh nhân dân vào thời điểm này thì số trên Căn cước công dân mới sẽ khác với số trên Chứng minh nhân dân cũ. Tuy nhiên, các giấy tờ, bằng cấp có liên quan đến số Chứng minh nhân dân cũ vẫn có giá trị sử dụng nên việc bạn sử dụng các giấy tờ, bằng cấp này là hợp pháp.

Trường hợp phải làm thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân, để sử dụng các giấy tờ, bằng cấp có liên quan đến số Chứng minh nhân dân cũ không gặp nhiều phiền phức, đồng thời để giải quyết các giao dịch (như giao dịch về nhà, đất, việc làm, giao dịch với ngân hàng...) đã được thiết lập trước đó với cá nhân, cơ quan, tổ chức, khi làm thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân, có thể yêu cầu cơ quan công an cấp thêm giấy xác nhận về số chứng minh cũ.

Và theo quy định mới nhất thì số căn cước công dân mới sẽ không bị thay đổi và là một số cố định theo con người. Bởi vậy số căn cước công dân mới sẽ có nhiều lợi ích và tiện ích về thông tin cá nhân cũng như xác minh danh tính của con người.

3. Thu hồi, tạm giữ Căn cước công dân

Căn cứ theo điều 28 Luật Căn cước công dân 2014:

Căn cước công dân bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  • Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;
  • Bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

Căn cước công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau:

  • Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
  • Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại Trại giam; chấp hành quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh.

Công dân được nhận lại Căn cước công dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh.

4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ Căn cước công dân

Căn cứ theo điều 28 Luật Căn cước công dân 2014:

  • Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Chuyển hộ khẩu có phải làm lại căn cước công dân, chứng minh nhân dân? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
2 4.286
0 Bình luận
Sắp xếp theo