Chính sách mới mới về BHXH, tuổi nghỉ hưu năm 2023

Trong năm mới 2023 tới đây có nhiều các quy định, chính sách mới liên quan đến BHXH, tiền lương có sự điều chỉnh, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động như: tiếp tục tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động, tăng lương hưu từ ngày 1-7-2023, tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu, tăng mức đóng vào quỹ hưu trí của cán bộ, công chức, viên chức...

Sau đây là nội dung chi tiết các chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 sắp có hiệu lực. Hoatieu xin mời các bạn cùng tham khảo.

1. Chính sách BHXH, tiền lương công chức, viên chức áp dụng từ tháng 04/2023

Từ 01/4/2023, thêm 01 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH

1. Từ 01/4/2023, thêm 01 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH

Đây là nội dung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT ngày 09/02/2023 sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Theo đó, bổ sung “bệnh COVID-19 nghề nghiệp” vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT (bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BYT).

Theo hướng dẫn chẩn đoán giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp (Phụ lục 35), các yếu tố gây bệnh COVID-19 nghề nghiệp bao gồm:

- Có tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.

- Yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản sau:

+ Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 được quy định tại Phụ lục 36 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT (bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BYT).

+ Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định tại mục VI Mẫu 04 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

+ Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.

Thông tư 02/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.

2. Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức 2 lần/năm

Chính phủ ban hành Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Cụ thể, việc tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định như sau:

- Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

- Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.

- Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

- Trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2023/NĐ-CP và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định.

Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.

3. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSN y tế công lập

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Theo đó, nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSN y tế công lập được quy định như sau:

- Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được xác định theo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Nghị định 106/2020/NĐ-CP.

- Số lượng người làm việc tối thiểu trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định theo giường bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh theo công suất sử dụng giường bệnh trung bình của 03 năm gần nhất; trong cơ sở thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và cơ sở giám định được xác định theo quy mô dân số, điều chỉnh theo tính chất, đặc điểm chuyên môn, khối lượng công việc của mỗi cơ sở và đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương; trong cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định được xác định và điều chỉnh theo số lượng mẫu kiểm nghiệm trung bình năm; trong Trung tâm cấp cứu 115 được xác định theo định mức xe cứu thương của trung tâm.

- Định mức số lượng người làm việc quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BYT là số lượng người làm việc tối thiểu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập cần bố trí nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế và quyền lợi của viên chức, người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

Tùy theo khối lượng công việc và khả năng tài chính, các đơn vị sự nghiệp y tế có thể bố trí số lượng người làm việc cao hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm hiệu quả.

- Định mức số lượng người làm việc quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BYT là căn cứ để các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc hằng năm.

Thông tư 03/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 05/4/2023.

4. 03 chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa ngày 21/02/2023.

Theo đó, quy định 03 chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa, gồm:

- Tuyên truyền viên văn hóa chính Mã số: V.10.10.34

- Tuyên truyền viên văn hóa Mã số: V.10.10.35

- Tuyên truyền viên văn hóa trung cấp Mã số: V.10.10.36

* Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa:

- Có trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

- Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 10/4/2023.

2. Dự kiến: Người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó,  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố là hai phương án về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

2 phương án về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Tại điểm b khoản 1 Điều 37 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ hai (02) phương án về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động đang làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Phương án 01: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác (xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động).

Phương án 02: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Đặc biệt, dự thảo quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH không bao gồm tiền thưởng, các khoản hỗ trợ và trợ cấp khác mà không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP, hướng dẫn khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Đối chiếu với quy định hiện hành, phương án 01 cho thấy đề xuất về mức lương đóng BHXH vẫn được giữ nguyên như hiện nay (các khoản được xác định trong hợp đồng lao động), nhưng phương án 02 đã có sự khác biệt khi nêu đây là các khoản theo quy định của pháp luật lao động.

Tức là, theo phương án này, tiền được tính đóng bao gồm cả khoản xác định được trước (nêu trong hợp đồng lao động) lẫn biến động trong quá trình làm việc của người lao động.

Như vậy nếu phương án 2 được thông qua thì người lao động sẽ được hưởng mức lương hưu cao hơn so với quy định hiện hành do dự thảo vẫn giữ nguyên cách tính lương hưu so với quy định cũ.

3. Đề xuất rút BHXH 1 lần chỉ được nhận 50% mức hưởng

Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo luật BHXH sửa đổi, trong đó có điểm mới liên quan chính sách BHXH 1 lần.

Theo đó, thay vì nhận BHXH 1 lần, Bộ LĐ-TB-XH bổ sung quy định theo hướng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu.

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án.

Phương án 1, giữ nguyên quy định hiện hành. Người lao động tham gia dưới 20 năm BHXH và sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì được rút 1 lần. Lao động được rút toàn bộ quá trình đóng nếu có nhu cầu, song về lâu dài sẽ chịu thiệt khi không được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB-XH, với phương án này không thể hạn chế tình trạng rút BHXH 1 lần, tác động đến lưới an sinh, tạo áp lực lên ngân sách chi trợ cấp hưu trí.

Phương án hai là cho lao động rút 1 lần song tối đa không quá 50% tổng thời gian đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Sau 12 tháng, người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện, và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Với phương án này, cơ quan soạn thảo đánh giá sẽ giảm được số tiền chi trả ban đầu cho quỹ BHXH và người lao động chỉ nhận được một nửa tiền cho tổng thời gian đóng.

Mức hưởng 1 lần căn cứ trên số năm người lao động đóng BHXH. Mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương đóng BHXH cho những năm trước 2014; bằng 2 tháng bình quân tiền lương đóng cho những năm từ 2014 trở đi.

Người lao động đóng BHXH dưới 1 năm, mức hưởng tối đa bằng 2 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, mức hưởng 1 lần không bao gồm tiền ngân sách hỗ trợ cho những năm đóng.

4. Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động 2023

Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ của người lao động.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 03 tháng với nam và 04 tháng với nữ.

Đơn cử, nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu năm 2023 như sau:

- Đối nam là từ đủ 60 tuổi 09 tháng. Ví dụ: lao động nam sinh vào tháng 7/1962 sẽ được nghỉ hưu vào tháng 5/2023.

- Đối nữ là từ đủ 56 tuổi. Ví dụ: lao động nữ sinh vào tháng 5/1967 sẽ được nghỉ hưu vào tháng 6/2023.

Đây là độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, vẫn có trường hợp người lao động được về hưu sớm hơn 5 năm, thậm chí là 10 năm.

Đơn cử, với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn đến 05 tuổi.

(Tức là đủ 55 tuổi 9 tháng với nam và đủ 51 tuổi với nữ)

5. Tăng 12,5% lương hưu từ ngày 1-7-2023

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Nngoài việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thì còn tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.

Năm 2022, mặc dù không tăng lương cơ sở nhưng nhiều đối tượng đã được tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP .

Chi tiết đối tượng nào được tăng lương hưu năm 2023 sẽ do Chính phủ hướng dẫn chi tiết.

6. Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu từ ngày 1-7-2023

Hiện hành, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ bằng mức lương cơ sở (khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 )

Do có sự điều chỉnh về lương cơ sở 2023 nên mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023.

7. Tăng mức đóng vào quỹ hưu trí của cán bộ, công chức, viên chức

Mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của cán bộ, công chức, viên chức bằng 8% nhân với tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp.

Mức đó% x Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất bằng 8% mức lương cơ sở.

Mức đó% x Mức lương cơ sở

Như vậy, khi tăng lương tối thiểu lên 1.800.000 đồng/tháng từ 1-7-2023 thì mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo.

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 , công thức tính mức hưởng lương hưu như sau:

Mức lương hưu hằng tháỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Việc tăng mức đóng vào quỹ hưu trí cũng đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức, viên chức sau này khi về hưu sẽ nhận được khoản lương hưu cao hơn, bởi mức hưởng lương hưu sẽ căn cứ vào mức đóng BHXH.

Trên đây là 04 chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 546
0 Bình luận
Sắp xếp theo