Hướng dẫn cách chia thừa kế sổ tiết kiệm mới nhất 2020

Những năm gần đây, việc gửi tiết kiệm đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi người đứng tên trên sổ tiết kiệm qua đời thì sổ tiền gửi này sẽ được chia thế nào? Sau đây là một số quy định về phân chia thừa kế sổ tiết kiệm, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Có phải làm thủ tục chia thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đồng thời, Điều 612 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).

Ngoài ra, có thể hiểu sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Bởi vậy, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.

Do đó, khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật:

- Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc;

- Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật.

Như vậy, khi muốn rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng của người đã chết thì phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

2. Thủ tục phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm thế nào?

Theo phân tích ở trên, muốn rút sổ tiết kiệm của người đã chết thì phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế. Do đó, những đồng thừa kế có thể thực hiện theo 02 cách là theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trong trường hợp người để lại di sản có lập di chúc hợp pháp để lại tài sản của mình cho người khác thì việc chia di sản thừa kế được thực hiện theo di chúc. Ngược lại, nếu không có di chúc thì sổ tiết kiệm sẽ được chia theo pháp luật.

Khi đó, những người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị để chia thừa kế gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Di chúc (nếu có);

- Sổ tiết kiệm;

- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người nhận thừa kế;

- Giấy tờ quan hệ nhân thân của những người thừa kế: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, những đồng thừa kế có thể đến Văn phòng/Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước tiếp theo, khi đã có được văn bản công chứng thì liên hệ với ngân hàng - nơi có sổ tiết kiệm để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm. Về thủ tục cụ thể thì tùy vào từng ngân hàng sẽ có hướng dẫn riêng.

3. Quy định về hàng thừa kế theo pháp luật

a. Hàng thừa kế thứ nhất

Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại:

Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý:

Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.

Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế (khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2005).

Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (Khoản 3 Điều 680 BLDS 2005).

Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, người chồng, người vợ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.

- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại:

Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại.

- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại:

Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó.

Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.

Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.

- Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế:

Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677 và Điều 678 BLDS 2005.

b. Hàng thừa kế thứ hai

Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, am ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Quan hệ thừa kế giữa ộng nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại:

Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra mẹ của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại.

Trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền hưởng di sản), trong trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết.

- Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại:

Anh, chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh chị ruột và ngược lại.

Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của on đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau.

Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó.

c. Hàng thừa kế thứ ba

Gồm cụ nội, cụ ngoai của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại:

Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh ra ông hoặc bà ngoại của người đó.

Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.

- Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại:

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ của cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba của cháu và ngược lại.

Trên đây là quy định về việc phân chia thừa kế là sổ tiết kiệm theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 149
0 Bình luận
Sắp xếp theo