Chỉ thị 34/CT-TTG về tăng cường tiết kiệm điện

Chỉ thị 34/CT-TTG - Tăng cường tiết kiệm điện Quốc gia

Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc giảm chi phí giá thành cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế của đất nước. Chỉ thị 34/CT-TTg về tiết kiệm điện ra đời có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Chỉ thị 171/CT-TTg ngày 26/01/2011.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/CT-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2017

Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả (tiết kiệm điện) là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc giảm chi phí giá thành cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế của đất nước và giúp giảm áp lực trong việc đầu tư, phát triển nguồn điện mới, đóng góp vào việc bảo tồn nguồn năng lượng sơ cấp của quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong giai đoạn 2011-2016, thực hiện Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả cũng như triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Kết quả là trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã tiết kiệm được 11,88 tỷ kWh điện, tương đương 17.808 tỷ đồng.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc tiết kiệm điện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện, cụ thể như sau:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể - xã hội và các hộ gia đình sử dụng điện thực hiện một số giải pháp sau:

a) Đối với các cơ quan, công sở:

- Xây dựng và ban hành quy định về sử dụng điện, thay thế, sửa chữa các trang thiết bị sử dụng điện tại cơ quan, đơn vị theo các quy định hiện hành.

- Phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ nhân viên phải thực hiện tiết kiệm điện, đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hàng năm.

- Đôn đốc, rà soát và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy và các quy định hiện hành về tiết kiệm điện.

- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; Ban hành quy chế về mua sắm thiết bị khi sửa chữa, thay thế hoặc mua mới đối với các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

b) Đối với việc chiếu sáng công cộng:

- Áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành trong chiếu sáng công cộng; Thay thế các đèn trang trí, đèn chiếu sáng bằng đèn tiết kiệm điện; Hoàn thành lắp đặt Trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng công nghệ điều khiển tự động.

- Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng xây dựng mới.

- Thực hiện tự động hóa các tuyến chiếu sáng công cộng xây mới để giảm lượng ánh sáng theo khung thời gian đảm bảo giảm cường độ chiếu sáng khi không cần thiết.

c) Đối với các hộ dùng điện sinh hoạt và cơ sở kinh doanh dịch vụ:

- Khuyến khích sử dụng các loại thiết bị điện có hiệu suất cao và được dán nhãn năng lượng.

- Khuyến khích thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện:

+ Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện.

+ Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng. Thiết kế, lắp đặt hệ thống chiếu sáng hành lang, sân vườn, khu vực làm việc theo tiêu chuẩn hiện hành.

+ Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết, cài đặt chế độ làm mát từ 25°C trở lên hoặc đặt chế độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ bên ngoài chỉ từ 3 - 5°C. Dùng quạt thay thế điều hòa nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng.

+ Khi cải tạo hoặc trang bị mới phải sử dụng phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao theo quy định hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; không sử dụng bóng đèn sợi đốt trong quá trình thay thế hoặc mua mới.

+ Hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (điều hòa không khí, bình nước nóng, bàn là điện,....) trong thời gian cao điểm tối của hệ thống điện (từ 17h đến 20h hàng ngày).

- Các cơ sở dịch vụ, thương mại nhà hàng, khách sạn,... tuân thủ nghiêm các quy định tại địa phương về chiếu sáng tiết kiệm điện, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Công ty Điện lực tại địa phương trong trường hợp thiếu điện.

- Các cơ sở dịch vụ, thương mại nhà hàng khách sạn là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

d) Đối với các doanh nghiệp sản xuất:

- Xây dựng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện. Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị có công suất tiêu thụ điện lớn như các máy nghiền, trạm bơm nước, máy nén khí... vào giờ cao điểm, hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải.

- Tăng cường sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao; khuyến khích sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, mặt trời, biomass,...; sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng ở giờ thấp điểm để sử dụng vào giờ cao điểm; sử dụng các dịch vụ tiết kiệm năng lượng do các công ty Dịch vụ năng lượng (ESCO) cung cấp.

- Các doanh nghiệp là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Hàng năm, các doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện để tiết kiệm ít nhất bằng 1% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm so với năm trước đó.

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

- Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện các giải pháp vận hành tối ưu các nhà máy điện và lưới điện truyền tải, phân phối nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp và giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống; Chỉ đạo, đôn đốc các nhà máy điện thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện để giảm sản lượng điện tự dùng của các nhà máy điện.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền rộng rãi để cán bộ, các tầng lớp nhân dân biết và có những giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các giờ cao điểm.

- Chỉ đạo các Sở Công Thương phối hợp với các tổ chức tư vấn, các Trung tâm tiết kiệm năng lượng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ nhà hàng thực hiện đầu tư, triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng thay thế các trang thiết bị có hiệu suất thấp bằng các thiết bị, dây chuyền có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.

- Rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

- Chủ trì đề xuất ban hành: Cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường cung cấp các dịch vụ tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO; Cơ chế tài chính để hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm thiết bị có hiệu suất cao; Đề xuất cơ chế tài chính cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện các nội dung, chương trình về tiết kiệm điện.

Thuộc tính văn bản: Chỉ thị 34/CT-TTg

Số hiệu: 34/CT-TTg

Loại văn bản: Chỉ thị

Lĩnh vực, ngành: Tài nguyên - Môi trường

Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ

Người ký: Nguyễn Xuân Phúc

Ngày ban hành: 07/08/2017

Ngày hiệu lực: 07/08/2017

Đánh giá bài viết
1 316
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo