Chế độ thôi việc đối với giáo viên tiểu học 2024

Quy định về chế độ thôi việc đối với giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học chuyển công tác có được hưởng trợ cấp thôi việc? Đó là câu hỏi của nhiều giáo viên tiểu học đã gửi tới Hoatieu.vn. Dưới đây là bài viết tổng hợp hướng dẫn về chế độ thôi việc đối với giáo viên tiểu học. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Hỏi:

Tôi là giáo viên đã công tác ở 1 trường THPT của tỉnh Đăk Nông đươc hơn 9 năm, mức lương tôi đang nhận (bậc 3/9, chưa tính các phụ cấp khác) là 4.908.200đ, nếu một năm nữa tôi xin thôi việc (bậc lương 4/9) cùng với mức điều chỉnh tăng lương năm 2016 thì tôi sẽ được hưởng các khoản BHXH, trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? được nhận cả hai khoản trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc hay chỉ một trong hai?

Trả lời:

Thứ nhất, năm 2016 chị muốn xin thôi việc chị sẽ được hưởng những chế độ sau:

- Về chế độ bảo hiểm xã hội:

Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a,b,c và e khoản 1 điều 2 Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;"

Theo quy định này, điều kiện để một lao động làm việc trong môi trường bình thường được hưởng lương hưu là có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở nên, nữ đủ 55 tuổi.

Vì chị làm việc được 9 năm, chưa đủ điều kiện được hưởng lương hưu nên chị có thể bảo lưu và tiếp tục đóng bảo hiểm cho tới khi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Nếu không có nhu cầu bảo lưu và đóng tiếp bảo hiểm chị sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội quy định bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;”

Theo quy định tại điều 56 Luật bảo hiểm xã hội:“ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Giả sử mức lương bình quân của chị năm 2016 là 6 triệu/ tháng và chị tham gia bảo hiểm xã hội được 9 năm.Chị xin thôi việc thì chị sẽ được tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau: 9 năm x (1,5 x 6 triệu)= 81 triệu đồng.

Chế độ thôi việc đối với giáo viên tiểu học

- Về trợ cấp thôi việc:

Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Theo quy định này, trường hợp chị xin thôi việc thuộc khoản 9 điều 36 BLLĐ dẫn chiều tới điều 37 Bộ luật lao động năm 2012, theo đó chị đã làm việc thường xuyên hơn 12 tháng trở lên, nên chị sẽ được hưởng trợ cấp mỗi năm là một nửa tháng tiền lương.

Thời gian chị được tính trợ cấp thôi việc được tính như sau:

Thời gian được tính trợ câp thôi việc = tổng thời gian làm việc thực tế - thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Giả sử chị tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm và chị đã làm việc được 9 năm thì thời gian được tính trợ cấp thôi việc cho chị là 4 năm; và năm 2016 của chị là 6 triệu đồng/ tháng. Vậy số tiền trợ cấp thôi việc sẽ là: 4 năm x ½ 6 triệu)= 12 triệu.

- Về trợ cấp thất nghiệp:

Điều 49 Luật việc làm năm 2013 quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp quy định trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chị làm đơn xin thôi viêc mà chị chưa tìm được việc làm mới và có yêu cầu được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chị nộp 1 bộ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho cơ quan quản bảo hiểm.

Trường hợp của chị làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu truờng hợp của chị không đơn phuơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, huởng trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng lương hưu và đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chị đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hường trợ cấp thất nghiệp:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

Theo quy định này, thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng mức trợ cấp này không được quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng.

Vì thông tin chị cũng cấp không đề cập tới thời gian chị tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp nên chúng tôi không thể tính cụ thể. Giả sử mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp là 6 triệu, chị tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm (60 tháng), 36 tháng đầu chị được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, 24 tháng sau chị được hưởng 2 tháng trợ cấp thất nghiệp.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị như sau: 5 tháng x 60% 6 triệu = 18 triệu.

Như vậy, nếu như chị xin thôi việc chị có thể được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả theo điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 và được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại 50 Luật việc làm năm 2013.

Thứ hai, tùy vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp bằng hoặc ít hơn thời gian làm việc thực tế mà chị có thể được hưởng cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp hoặc chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nếu thời gian chị tham gia bảo hiểm thất nghiệp bằng tổng thời gian làm việc thực tế của chị thì thời gian tính trợ cấp thôi việc bằng 0. Và lúc đó chị chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không được hưởng trợ cấp thôi việc. Nếu thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp ít hơn thời gian làm việc thực tế chị sẽ được hưởng cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.262
0 Bình luận
Sắp xếp theo