Chế độ phụ cấp đặc thù trong Công an Nhân dân 2024

Phụ cấp đặc thù là thuật ngữ ít gặp. Tuy nhiên, nó được sử dụng trong một số ngành nhất định khá là phổ biến. Vậy Chế độ phụ cấp đặc thù trong Công an Nhân dân được quy định như thế nào. Cách tính tiền phụ cấp đặc thù ngành công an ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phụ cấp đặc thù là gì?

Phụ cấp đặc thù là phụ cấp riêng cho ngành đó. VD: Dầu khí có phụ cấp đi biển. Mỗi ngành có phụ cấp riêng của ngành đó và theo quy định riêng của chính phủ, và hướng dân của các bộ quản lý ngành đó.

2. Phụ cấp đặc thù ngành Công an nhân dân

Theo quy định tại Thông tư liên tịch 02/2010/TTLT-BCA-BNV-BTC quy định mức phụ cấp đặc thù với mức từ 10 - 25%.

Cụ thể, đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác quản lý trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ, mức phụ cấp 25% áp dụng với Giám thị, Phó giám thị trại giam, Giám đốc, Phó Giám đốc cơ sở giáo dục... Mức phụ cấp 15% được áp dụng đối với cán bộ là lãnh đạo, chỉ huy, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra công tác trại giam, trại tạm giam...

Đối với Điều tra viên, mức phụ cấp 15% áp dụng đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Thông tư quy định, đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ Cảnh sát 113 được áp dụng mức phụ cấp 15% và Cảnh sát trật tự được áp dụng mức 10%.

Cách tính phụ cấp như sau:

Mức tiền phụ cấp đặc thù được hưởng hàng tháng = (bằng)

Hệ số lương cấp bậc hàm, ngạch bậc hoặc hệ số phụ cấp cấp bậc hàm + phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x (nhân với)

Mức lương tối thiểu chung x (nhân với)

Tỷ lệ phần trăm (%) phụ cấp được hưởng

Chế độ phụ cấp đặc thù trong CAND

3. Phụ cấp đặc thù của lực lượng cảnh vệ 2024

Căn cứ Điều 3, Nghị định số 90/2018/NĐ-CP quy định cán bộ, chiến sĩ Cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có).

  • Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với (1): Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng; cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy; cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Trung úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống; chiến sĩ hưởng phụ cấp cấp bậc hàm.
  • Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với (2): Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ lái xe bảo vệ tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, dẫn đường, hộ tống; kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ hoặc vật nguy hiểm khác, kiểm nghiệm độc chất; tác chiến; trinh sát; thông tin phục vụ công tác bảo vệ; đặc nhiệm; cơ động; cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy; trừ trường hợp quy định tại (1) nêu trên.
  • Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với (3): Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Thiếu tá hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thiếu tá trở lên; trừ trường hợp quy định tại (1), (2) nêu trên.
  • Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh vệ không thuộc đối tượng quy định tại (1), (2) và (3) nêu trên.

Cách tính phụ cấp đặc thù đối với lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo công thức sau:

Mức phụ cấp đặc thù = Hệ số lương x 1.800.000đ x Tỷ lệ % phụ cấp đặc thù

4. Đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù trong CAND

Đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù trong CAND
Đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù trong CAND
  • Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác quản lý trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ;
  • Điều tra viên;
  • Cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy;
  • Cán bộ, chiến sĩ lực lượng trinh sát;
  • Cán bộ, chiến sĩ lực lượng Chuyên trách phòng, chống khủng bố; Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp;
  • Cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát 113 và Cảnh sát trật tự;
  • Cán bộ kỹ thuật hình sự;
  • Cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
  • Cán bộ Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự và cán bộ Công an làm công tác vận động xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc";
  • Cán bộ, chiến sĩ làm công tác huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ;
  • Cán bộ, chiến sĩ làm việc tại các kho vũ khí thuộc Bộ Công an;
  • Cán bộ tham mưu chiến đấu.

Như vậy, trên đây là 12 đối tượng chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Một số câu hỏi về chế độ phụ cấp đặc thù

5.1. Trường hợp đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù ở nhiều mức khác nhau thì tính phụ cấp như thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 162/2018/TT-BQP về nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng như sau:

2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thuộc đối tượng hưởng mức phụ cấp đặc thù nào thì hưởng mức phụ cấp đặc thù quy định cho đối tượng đó. Trường hợp một đối tượng đủ điều kiện hưởng ở nhiều mức hưởng phụ cấp đặc thù khác nhau thì chỉ được hưởng một mức hưởng cao nhất.

Do đó, trong trường hợp đối tượng được hưởng phụ cấp đặc thù ở nhiều mức khác nhau thì chỉ được tính phụ cấp theo mức hưởng cao nhất (Chỉ được hưởng theo 01 mức cao nhất đó).

5.2. Hệ số phụ cấp cấp bậc hàm Công an

Hệ số phụ cấp với từng cấp bậc hàm cho hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND như sau:

– Thượng sĩ: Hệ số phụ cấp là 0,7

– Trung sĩ: Hệ số phụ cấp 0,6

– Hạ sĩ: Hệ số phụ cấp 0,5

– Binh nhất: Hệ số phụ cấp 0,45

– Binh nhì: Hệ số phụ cấp 0,4.

Mức phụ cấp được tính theo công thức: Hệ số phụ cấp x Mức lương cơ sở.

5.3. Phụ cấp thâm niên ngành công an

Chế độ phụ cấp thâm niên đối với CAND:

Công nhân công an có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%. (Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 49/2019/NĐ-CP).

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu đơn xin kết hôn trong ngành công an, Cách tính phụ cấp công vụ Công an từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.947
0 Bình luận
Sắp xếp theo