Chế độ nghỉ bù năm 2024 trong CAND

Chế độ nghỉ bù 2024 trong CAND. Lực lương Công an nhân dân cũng như người dân chúng ta bình thường. Vậy chế độ nghỉ của lực lương công an được pháp luật quy định thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn Chế độ nghỉ bù 2024 trong CAND.

Chế độ nghỉ bù trong CAND
Chế độ nghỉ bù trong CAND

1. Công an nhân dân là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về khái niệm Công an nhân dân như sau:

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Theo đó, Công an nhân dân là Lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân.

Căn cứ quy định tại Khoản 3, 4, 5, 6 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về các lực lượng Công an nhân dân:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

...................

3. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.

4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.

5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.

6. Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Như vậy, Công an nhân dân là những người có chuyên môn kỹ thuật được tuyển dụng để làm việc trong đơn vị Công an nhân dân.

Đây là ngành nghề đặc thù, đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ cao, do đó, những người công tác trong ngành công an đều phải trải qua quá trình huấn luyện chuyên nghiệp mới được tuyển dụng, phong cấp bậc, thăng quân hàm.

2. Chế độ nghỉ trong Công an nhân dân

Công an nhân dân khi làm việc đủ 12 tháng trở lên thì một năm làm việc có 15 ngày nghỉ phép, và số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên, cứ đủ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày. Nghỉ phép mà không hết ngày thì được thanh toán số tiền chưa nghỉ hết phép. Chế độ thanh toán khi “không nghỉ hoặc không nghỉ hết phép” tại Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11/6/2012 của Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong CAND như sau:

  • Nếu do yêu cầu công tác, đơn vị không thể bố trí được thời gian cho cán bộ, chiến sỹ nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày được nghỉ phép và có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị về việc trưng dụng cán bộ, chiến sỹ trong thời gian nghỉ phép thì cán bộ, chiến sỹ được thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép.
  • Mức tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hàng năm được tính theo công thức:

Tiền bồi dưỡng = (Mức lương cấp bậc hàm, ngạch bậc + Các khoản phụ cấp theo lương)/22 ngày x Số ngày không nghỉ hàng năm

  • Trường hợp cán bộ, chiến sỹ đã được đơn vị bố trí, sắp xếp thời gian cho nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép hoặc tự nguyện không nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Chế độ nghỉ bù trong CAND

3. Thông tư quy định chế độ nghỉ phép, nghỉ bù trong CAND

Thông tư quy định chế độ nghỉ phép, nghỉ bù trong Công an nhân dân là Thông tư 07/2004/TT-BCA(X13) ngày 10/6/2004 của Bộ Công an. Đến hiện nay, quy định này vẫn đang có hiệu lực pháp luật.

4. Chế độ phép đối với cán bộ Công an nhân dân

Quy định chế độ nghỉ phép của sĩ quan công an

Chế độ nghỉ phép đối với cán bộ CAND được hướng dẫn tại Thông tư 07/2004/TT-BCA(X13) ngày 10/6/2004 của Bộ Công an, cụ thể:

Cán bộ, chiến sỹ (trừ công nhân viên Công an, học viên các trường, chiến sỹ phục vụ có thời hạn có quy định riêng) có đủ thời gian làm việc 12 tháng, được nghỉ hàng năm là 15 ngày làm việc. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên; cứ đủ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày, cụ thể như sau:

  • Có đủ 05 năm đến dưới 10 năm được nghỉ thêm 01 ngày
  • Có đủ 10 năm đến dưới 15 năm được nghỉ thêm 02 ngày
  • Có đủ 15 năm đến dưới 20 năm được nghỉ thêm 03 ngày
  • Có đủ 20 năm đến dưới 25 năm được nghỉ thêm 04 ngày
  • Có đủ 25 năm đến dưới 30 năm được nghỉ thêm 05 ngày
  • Có đủ 30 năm đến dưới 35 năm được nghỉ thêm 06 ngày
  • Có đủ 35 năm trở lên được nghỉ thêm 07 ngày

Trong 01 năm làm việc, cán bộ, chiến sỹ có tổng thời gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên 06 tháng hoặc nghỉ ốm đau, nghỉ không hưởng lương trên 03 tháng thì không được thực hiện chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy.

5. Công an được nghỉ phép năm bao nhiêu ngày?

Theo quy định được đề cập tại phần 4 trên thì hàng năm nếu đi làm đủ 12 tháng, công an sẽ được nghỉ phép năm là: 15 ngày phép có lương, đồng thời số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên; cứ đủ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày.

6. Số ngày đi đường khi nghỉ phép

Về số ngày đi đường khi nghỉ phép, theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục A Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13), cán bộ, chiến sĩ nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên 2 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.

Do vậy, số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên 2 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.

Do yêu cầu về nhiệm vụ, một số cán bộ, chiến sĩ công an sẽ được phân công công tác xa gia đình, đây là một thiệt thòi lớn đối với những người công tác trong các ngành đặc thù như công an. Vì vậy, nhà nước có những chính sách tạo điều kiện tăng thêm thời gian nghỉ phép tính cả thời gian đi đường để họ có nhiều thời gian bên gia đình, người thân hơn; đồng thời đảm bảo công bằng về số ngày nghỉ phép giữa người có gia đình gần đơn vị và gia đình xa đơn vị công tác.

Đây được coi là quy định rất nhân văn, thực sự chú trọng quan tâm, chăm lo cho những nhu cầu thiết thực nhất của đời sống cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân - những người làm nhiệm vụ quan trọng, nguy hiểm, vất vả, xứng đáng được hưởng những ưu đãi đặc thù về nghề nghiệp.

Như vậy, trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 5.029
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh Lảnh Lót
    Lanh Lảnh Lót

    Thông tin bổ ích

    Thích Phản hồi 18/07/22
    • Lê Tiến Anh
      Lê Tiến Anh

      Hữu ích

      Thích Phản hồi 18/07/22
      • Trần Dũng
        Trần Dũng

        Vẫn theo quy định cũ thôi mà.

        Thích Phản hồi 18/07/22