Câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”

Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trong và ngoài nước, phòng Quản lý Người học phối hợp với Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Hà Nội tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về BHTG và hoạt động của BHTG Việt Nam” tại Học viện Ngân hàng. Dưới đây là nội dung chi tiết Câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” 2019.

Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 2019

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm nào và ở đâu?

A. 1930, Anh

B. 1933, Mỹ

C. 1933, Pháp

D. 1934, Mỹ

Câu 2. Luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày tháng năm nào ?

A. 24/8/2005

B. 18/6/2012

C. 01/01/2013

D. 09/11/2012

Câu 3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập từ ngày tháng năm nào?

A. BHTGVN được thành lập vào ngày 09/11/1999

B. BHTGVN được thành lập vào ngày 11/09/1999

C. BHTGVN được thành lập vào ngày 07/07/2000

D. BHTGVN được thành lập vào ngày 09/11/2000

Câu 4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình nào?

A. Cơ quan trực thuộc Chính phủ

B. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

C. Công ty cổ phần

D. Doanh nghiệp tư nhân

Câu 5. Mục đích của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là gì?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

B. Góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD

C. Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng

D. Cả 3 phương án trên

Câu 6. Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi là cơ quan nào dưới đây?

A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

B. Bộ tài chính.

C. Bộ lao động thương binh và xã hội.

D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Câu 7. Hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có

A. 6 Chi nhánh

B. 7 Chi nhánh

C. 8 Chi nhánh

D. 9 Chi nhánh

Câu 8. Những tổ chức nhận tiền gửi cá nhân nào phải tham gia Bảo hiểm tiền gửi?

A. Ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

B. Ngân hàng hợp tác xã

C. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 9. Những loại tiền gửi cá nhân bằng đơn vị tiền tệ nào được bảo hiểm tiền gửi?

A. Tiền gửi bằng Việt Nam đồng

B. Tiền gửi bằng USD

C. Tiền gửi bằng VNĐ và các loại ngoại tệ khác

D. Tiền gửi bằng Euro

Câu 10. Những loại tiền gửi của cá nhân thuộc đối tượng nào dưới đây không được bảo hiểm tiền gửi?

A. Người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ chức tham gia BHTG

B. Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia BHTG.

C. Thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tham gia BHTG.

D. Cả 3 phương án trên

Câu 11. Ai là người đóng phí Bảo hiểm tiền gửi?

A. Người gửi tiền

B. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

C. Ngân hàng nhà nước Việt Nam

D. Các Ngân hàng thương mại.

Câu 12. Tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị thu hồi Chứng nhận Bảo hiểm tiền gửi khi nào?

A. Khi NHNN có văn bản tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi.

B. Khi NHNN có văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD.

C. Khi NHNN có văn bản thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 13. Khi phát sinh nghĩa vụ chi trả bảo hiểm tiền gửi, cơ quan nào sẽ đứng ra chi trả tiền cho người gửi tiền?

A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

B. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

C. Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 14. Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi hiện nay là bao nhiêu?

A. 30 triệu đồng

B. 50 triệu đồng

C. 75 triệu đồng

D. 100 triệu đồng

Câu 15. Thẩm quyền quyết định thay đổi hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm thuộc?

A. Thủ tướng Chính phủ

B. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

C. Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

D. Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Câu 16. Khoản tiền gửi được bảo hiểm vượt mức chi trả tối đa được xử lý như thế nào?

A. Người gửi tiền sẽ chỉ nhận được tối đa 75 triệu đồng.

B. Người gửi tiền sẽ nhận được mức chi trả theo thỏa thuận của BHTGVN.

C. Người gửi tiền sẽ không được chi trả.

D. Người gửi tiền sẽ được giải quyết khoản tiền gửi vượt mức chi trả trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG.

Câu 17. Người gửi tiền cần xuất trình những giấy tờ gì để nhận tiền bảo hiểm?

A. CMTND và thẻ tiết kiệm.

B. Hộ chiếu và thẻ tiết kiệm

C. CMTND/Hộ chiếu và Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG.

D. CMTND/Hộ chiếu và chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu.

Câu 18. Người gửi tiền có thể tự mua hoặc mua thêm hạn mức bảo hiểm cho khoản tiền gửi tiết kiệm của mình không?

A. Có

B. Không

C. Mua thêm khi gửi tiền tiết kiệm có giá trị trên 75 triệu đồng

D. Mua thêm khi gửi tiền tiết kiệm có giá trị trên 200 triệu đồng

Câu 19. Tiền gửi của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có được Bảo hiểm tiền gửi không?

A. Có

B. Không

C. Được bảo hiểm khi gửi tiền bằng ngoại tệ

D. Được bảo hiểm khi gửi tiền bằng VNĐ

Câu 20. Trong trường hợp nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủ tiền để chi trả tiền bảo hiểm thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phép:

A. Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ

B. Vay của các tổ chức tín dụng có bảo lãnh của Chính phủ.

C.Vay của các tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ.

D. Cả 3 phương án trên.

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Anh/Chị lưu ý chỉ lựa chọn một trong hai câu sau để trả lời:

1. BHTGVN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua những hoạt động nào? Anh/Chị có đề xuất gì để nâng cao vai trò bảo vệ người gửi tiền của BHTGVN trong bối cảnh hiện nay? Bạn có đề xuất gì thêm?

2. Theo Anh/Chị, 16 nguyên tắc trong bộ “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” do IADI phát hành năm 2014, những nguyên tắc nào cần được chú trọng? Vì sao?

Đánh giá bài viết
1 607
0 Bình luận
Sắp xếp theo