Cách xác định F0, F1 - Những điều cần làm và không nên làm khi là F1

Trong thời gian gần đây số cac mắc mới Covid19 có xu hướng gia tăng ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Chính vì vậy nhiều người lo lắng chẳng may tiếp xúc với F0 thì mình có trở thành F1 hay không hay làm thế nào để xác định mình là F1? Sau đây là một số hướng dẫn của các chuyên gia y tế về việc F1 được xác định như thế nào cùng với những điều cần làm và nên tránh khi trở thành F1. Mời các bạn cùng theo dõi.

Ngày 29/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 11042/BYT-DP đưa ra định nghĩa điều chỉnh về ca bệnh Covid-19 (F0) và người tiếp xúc gần (F1) mới.

1. Thế nào là F0, cách xác định F0

Xác định là F0 nếu thuộc một trong bốn trường hợp:

- Có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR.

- Là F1 và test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

- Là người có biểu hiện nghi mắc Covid-19, có kết quả test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2, có yếu tố dịch tễ (không gồm F1).

- Test nhanh dương tính 02 lần liên tiếp (lần xét nghiệm thứ hai cách lần đầu 08 giờ) và có yếu tố dịch tễ (không gồm F1).

Trong đó: Sinh phẩm xét nghiệm nhanh phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép, do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của nhân viên y tế.

Trong khi trước đó, theo Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021, F0 được xác định như sau:

Là người có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 qua phát hiện vật liệu di truyền của vi rút được thực hiện bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.

Xác định người nghi nhiễm Covid-19 khi có một trong các tiêu chí sau đây:

- Là F1, có ít nhất 02 trong số các biểu hiện như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi; nghẹt mũi; đau người; mệt mỏi; ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.

- Là người có yếu tố dịch tễ (không gồm F1) và có ít nhất 02 trong số các biểu hiện như trên. Trong đó, người có yếu tố dịch tễ nhưng không phải F1 là người cùng có mặt tại một địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học, phương tiện giao thông… với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.

- Có test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trừ các trường hợp đã xác định là F0 như trên.

- Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

Theo quy định cũ, ca bệnh nghi ngờ chỉ được định nghĩa như sau:

Là người có ít nhất 02 trong số các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác; hoặc người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với vi rút SARS-CoV-2

2. Cách xác định đối tượng F1

Định nghĩa F1 như sau:

- Có tiếp xúc cơ thể trực tiếp như bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể… với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Đeo khẩu trang, có tiếp xúc, giao tiếp trong 02 mét hoặc cùng một không gian hẹp, kín, tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Không đeo khẩu trang, có tiếp xúc, giao tiếp trong 02 mét hoặc cùng một không gian hẹp, kín với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám, điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây bệnh của F0 mà không sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ.

3. Khi trở thành F1 bạn nên làm gì

- F1 sống cùng nhà với F0 thì sẽ cách ly cùng với F0 trong vòng 14 ngày tính từ ngày đầu tiên phát hiện F0.

Về xét nghiệm: lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu tiên khi phát hiện F0 và ngày 14 để kết thúc cách y hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19. Thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà để hạn chế lây nhiễm cho bản thân và cho người khác.

F1 làm việc cùng với F0: tùy thuộc tình hình tiêm vắc xin của cơ sở sản xuất

+ Trường hợp 1: cơ sở sản xuất có lớn hơn hoặc bằng 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ, F1 tự theo dõi sức khoẻ và tiếp tục làm việc.

Về xét nghiệm: thực hiện xét nghiệm mẫu gộp kháng nguyên nhanh (tối đa không quá 3 người) ngay khi phát hiện F0. Nếu âm tính thì xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày cho đến khi không còn phát hiện F0. Khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

+ Trường hợp 2: cơ sở sản xuất có dưới 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ, F1 sẽ cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) hoặc cơ sở cách ly tập trung 14 ngày nếu F1 chưa được tiêm vắc xin đầy đủ.

Về xét nghiệm: lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu tiên khi phát hiện F0 và ngày 14 để kết thúc cách ly. Riêng đối với F1 đã tiêm vắc xin đầy đủ thì xử lý như trường hợp 1.

Lưu ý: nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì sẽ chuyển xử lý theo quy trình F0.

F1 cần làm gì để phòng lây nhiễm cho người khác?

• Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Giữ khoảng cách an toàn với người khác.

• Hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác đặc biệt là những người có nguy cơ cao như: người chưa tiêm vắc xin, người có bệnh nền…

• Ghi lại nhật ký tiếp xúc.

• Tuân thủ lịch xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm tình trạng nhiễm bệnh

• Tự theo dõi sức khoẻ và khai báo ngay khi có triệu chứng nghi nhiễm COVID -19

• Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

• Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; Thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh

• Trường hợp phải chăm sóc F0: đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, rửa tay/sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

4. Những điều F1 không nên làm

- KHÔNG tự ý rời khỏi nơi cách ly.

- KHÔNG sử dụng chung vật dụng với người khác.

- KHÔNG ăn uống cùng với người khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 4.868
0 Bình luận
Sắp xếp theo