Cách tính ngày nghỉ hàng năm khi nghỉ không lương

Cách tính ngày nghỉ hàng năm khi nghỉ không lương

Bạn Nguyễn Thị A đã được công ty chấp thuận cho nghỉ việc không hưởng lương 3 tháng. Bạn A hỏi, trong khoảng thời gian này mình có được hưởng 3 ngày phép năm tương ứng với số tháng nghỉ việc không lương không?

Công văn về việc tính trả lương ngày nghỉ hằng năm số 1287/LĐTBXH-LĐTL

Thông tư 08/2013/TT-BNV

Thông tư 33/2012/TT-BCA

Theo điểm a, khoản 1 Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động trong điều kiện bình thường, thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động 12 ngày làm việc.

Cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Theo Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thì thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm (nghỉ phép) như sau:

  • Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
  • Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1, Điều 116 của Bộ Luật lao động.
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng.
  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
  • Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
  • Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Trường hợp bạn Nguyễn Thị A đã được công ty chấp thuận cho nghỉ việc không hưởng lương 3 tháng, căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP thì trường hợp nghỉ việc không hưởng lương này của bạn A chỉ được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm (nghỉ phép) tối đa không quá 1 tháng.

Theo Điều 7 Nghị định này, cách tính số ngày nghỉ phép đối với trường hợp làm không đủ năm và có thời gian được coi là làm việc như sau: Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với tổng của số tháng làm việc thực tế cộng với thời gian được coi là thời gian làm việc, để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị.

Ví dụ: bạn A có thâm niên làm việc dưới 5 năm, nếu có thời gian làm việc đủ 12 tháng trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày phép; bà được Công ty đồng ý cho nghỉ việc không hưởng lương 3 tháng trong năm đó, thì thời gian nghỉ không hưởng lương chỉ được coi là thời gian làm việc tối đa 1 tháng. Cách tính ngày nghỉ phép của bạn A như sau:

Số ngày nghỉ phép năm = 12 ngày/12 tháng x (9 tháng làm việc + 1 tháng coi là làm việc) = 10 ngày.

Đánh giá bài viết
1 259
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo