Cách làm bánh trung thu tại nhà 2024

Một mùa trung thu nữa lại sắp đến trên khắp các nẻo phố và đi cùng với không khí đó là hình ảnh quen thuộc của bánh trung thu. Sau đây Hoatieu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh Trung thu đơn giản.

Ngày nay, với nhiều thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng với đa dạng mẫu mã rất bắt mắt, sang trọng, tuy nhiên người dân chỉ sử dụng những hộp bánh của thương hiệu để làm quà tặng, quà biếu. Dường như, người dân chuộng các loại bánh nướng gia truyền, bánh trung thu tự làm để ăn hơn bởi vừa ngon vừa đảm bảo chất lượng từ khâu nguyên liệu đến khâu làm bánh. Dành cho ai muốn tập tành làm bánh trung thu, hy vọng bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho bạn đọc.

1. Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm truyền thống

Nguyên liệu:

- Hạt điều rang chín

- Vừng rang chín

- Lạp xưởng

- Mứt bí

- Mứt sen

- Hạt dưa bóc nõn

- Lá chanh

- Thịt mỡ

- Đường

- Nước sốt trộn bao gồm: đường xay, nước lọc, mật ngô, xì dầu, dầu mè và rượu mai quế lộ

- Bột bánh dẻo

- Trứng gà

Cách làm:

Bước 1

Bạn tiến hành làm nước mỡ đường. Để nước mỡ đường ngon bạn nên dùng mỡ ở gáy của lợn. Mỡ gáy bạn luộc chín rồi thái thành hạt lựu, bỏ mỡ gáy vào bát tô to, trộn đều với 3 thìa đường. Phơi mỡ đường ra nơi thoáng gió cho mỡ trong lại. Bạn nên làm trước khi làm bánh khoảng 1 ngày thì bánh sẽ ngon hơn.

Bước 2

Hướng dẫn làm bánh trung thu tại nhà

Bạn thái mứt sen, mứt bí và lạp xưởng nhỏ như hạt lựu. Lá chanh rửa sạch, thái sợi nhỏ. Hạt điều đập nhỏ, bỏ vào bát tô to. Bạn bỏ các nguyên liệu trên vào bát đựng hạt điều. Tiếp theo chúng ta pha nước sốt ở một tô khác rồi khuấy đều, từ từ cho vào tô đựng nhân bánh và trộn thật đều. Sau đó, bạn cho bột bánh dẻo vào cho các nguyên liệu kết dính vào với nhau.

Bước 3

Cách làm bánh trung thu tại nhà

Bạn tiến hành nặn bánh theo tỉ lệ 1:3, tức là cứ 1 phần vỏ thì 3 phần nhân. Vo bột làm bỏ bánh thành từng cục rồi dùng cán, cán mỏng, cho nhân vào giữ rồi vê tròn lại. Sao cho bột bánh bao trọn nhân.

Rắc một ít bột vào bên trong khuôn bán, rồi cho bánh vào khuôn, nhấn thật chặt tay để tạo hình bánh đẹp nhất, họa tiết trên bánh sắc nét nhất. Sau đó nhẹ nhàng lắc bánh ra khỏi khuôn, cứ làm như vậy đến khi hết bột và nhân bánh thì thôi.

Bước 4

Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm

Bạn tách lấy lòng đỏ trứng gà, đánh đều cùng với chút nước. Trước khi nướng bánh bạn bật lò nướng 200 độ khoảng 10 phút. Xếp bánh vào khay và cho vào lò nướng khoảng 5 phút thì bỏ ra ngoài. Xịt nước cho bánh nguội rồi phết lớp trứng lên trên để bánh nướng được đẹp hơn.

Để khay bánh ở ngoài tầm 15 phút cho bánh nguội rồi lại cho vào lò nướng, nướng bánh thêm 7 phút nữa.

Bước 5

Bánh trung thu ngập nhân thập cẩm

Tiếp tục lấy khay bánh ra ngoài, phết tiếp trứng lên mặt bánh rồi bỏ lại vào lò nướng. Bạn nướng đến khi nào bánh chuyển sang màu vàng đậm là được.

Khoảng 2-3 ngày sau, khi bánh đã mềm bạn sẽ cảm nhận được hết vị thơm ngon của bánh. Chúc các bạn thực hiện thành công món bánh này để chuẩn bị cho dịp tết trung thu sắp tới.

Tự làm bánh trung thu

2. Cách làm bánh dẻo truyền thống

Nguyên liệu cơ bản làm bánh dẻo Trung thu:

- Phần vỏ bánh dẻo gồm: 100g đường, 10ml dầu thực vật, 300g bột bánh dẻo, 10ml tinh dầu hoa bưởi.

- Phần nhân bánh dẻo bạn có thể tùy chọn làm nhân thập cẩm, nhân nhuyễn (đậu xanh, đậu đỏ, sữa dừa, trà xanh, hạt sen,...) và trứng muối đã nướng chín.

- Dụng cụ: khuôn làm bánh, nồi, chảo…

Cách làm bánh dẻo Trung thu ngon

Cách làm bánh dẻo Trung thu ngon

Bước 1: Làm vỏ bánh dẻo

- Hòa đường và nước nóng theo tỷ lệ 1:1 đun nhỏ lửa đến khi đường tan và cho thêm chút nước cốt chanh đun cùng khoảng 1 phút thì tắt bếp. Bạn cho thêm 2 thìa dầu ăn, tinh dầu bưởi vào nồi nước đường đã đun sôi.

- Cho bột bánh dẻo vào nồi nước đường còn nóng và dùng dụng cụ đánh trứng cùng thìa để trộn đều bột. Sau khi bột nguội bớt bạn dùng tay trộn, nhồi bột để bột dẻo mịn mà không dính tay.

- Phủ ít bột khô lên mặt bàn sạch và đặt bột bánh dẻo lên phía trên. Sau đó tiếp tục phủ bột khô lên khối bột và để nghỉ trong khoảng 30 phút.

Lưu ý: Ngoài màu trắng truyền thống bạn có thể tạo màu vỏ bánh dẻo các loại màu khác thêm đặc sắc hấp dẫn như đỏ, cam, nâu, cam, vàng … từ nước ép trích xuất từ các nguyên liệu như thanh long đỏ, cà rốt, cacao, cam, tinh bột nghệ…

Cách làm bánh dẻo Trung thu ngon

Bước 2: Làm nhân bánh dẻo truyền thống

Có rất nhiều loại nhân bánh dẻo bạn có thể lựa chọn làm phù hợp với sở thích và khẩu vị. Dưới đây là tổng hợp cách chuẩn bị nguyên liệu làm nhân bánh và cách làm:

- Nhân thập cẩm: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 100gr hạt dưa, 100gr mứt sen, tách đôi, 100gr mứt bí, 50gr mứt gừng, 100gr vừng rang, 30g lá chanh thái nhỏ.

Bạn cắt hạt lựu các loại hạt và mứt sau đó thêm 2-3 thìa bột bánh dẻo cùng nước đường trộn đều để bột bao quanh nhân. Rồi vo tròn thành những viên nhỏ hơn vỏ bánh, bọc kín bảo quản.

Cách làm bánh dẻo thơm ngon đơn giản nhất tại nhà

- Nhân đậu xanh: Nguyên liệu cần có: 200g đậu xanh không vỏ, 150 gram đường, 50 gram dầu ăn, 50 gram mạch nha, 30 gram bột bánh dẻo, nước hoa bưởi hoặc vani.

Đậu xanh mang vo sạch ngâm nước 2 tiếng cho nở mềm. Đổ nước vào thổi chín đậu xanh.

Sau đó mang đậu xanh cùng ít nước cho vào máy xay nhuyễn thành hỗn hợp. Rồi đổ hỗn hợp vào chảo chống dính thêm đường và bật nhỏ lửa sên trong vài phút. Cho dầu ăn vào sên tiếp khi thấy đậu bắt đầu đặc lại bạn cho 30g bột bánh dẻo hòa tan cùng nước cho vào hỗn hợp cùng mạch nha rồi đảo đều.

Tiếp theo bạn cho thêm tinh dầu hoa bưởi hoặc vani cho dậy mùi rồi tắt bếp. Để hỗn hợp nguội bớt bạn viên thành từng viên nhỏ tròn rồi bảo quản.

cách làm bánh trung thu

Cách làm nhân đậu xanh cho bánh dẻo

- Nhân sữa dừa: Nguyên liệu cần có: 400g dừa non nạo, 4-5 hộp sữa đặc (40g/hộp), 200g nước cốt dừa, 80g vừng trắng, rang chín, 60g bột bánh dẻo, 2 thìa cà phê (10ml) nước cốt hoa bưởi.

Trộn dừa nạo với sữa đặc trong 40 phút cho dừa ngấm, rồi đổ nước cốt dừa vào chảo đun đến khi chảo nóng bốc hơi thì cho dừa nạo vào sên sao cho dừa không bị bén đến khi bay hơi nước thì cho bột bánh dẻo cùng vừng trắng trộn đều. Khi hỗn hợp đặc lại bạn viên phần nhân thành các viên đều nhau.

- Nhân đậu đỏ: 200gr đậu đỏ rửa sạch ngâm nước 6-8 tiếng, 50ml dầu ăn, 1 thìa bột mì hoặc bột nếp, 150gr đường.

Cách làm nhân bạn làm tương tự giống với nhân đậu xanh

- Nhân khoai môn: 1 củ khoai môn, 1 thìa bột nếp, 150gr đường, 50ml dầu ăn

Cách làm tương tự giống với nhân đậu xanh ở trên.

- Nhân trà xanh: 200gr đậu xanh không vỏ, 1 thìa bột trà xanh, 150gr đường, 50gr dầu ăn, 30gr bột bánh dẻo.

Đậu xanh bạn vo sạch ngâm nước 2 tiếng rồi thổi chín mềm với nồi cơm điện. Sau đó cho đậu đã chín vào máy xay sinh tố cùng chút nước để xay nhuyễn hỗn hợp rồi đổ ra chảo chống dính thêm chút dầu ăn sen đến kho hỗn hợp dẻo mịn. Hòa tan bột đậu xanh cùng bột bánh dẻo với chút nước rồi đổ vào sên tiếp trong 10 phút đến khi hỗn hợp các màu xanh bắt mắt thì tắt bếp. Đợi nguội bớt bạn chia đều vo viên rồi bọc kín tránh nhân bị khô.

Cách làm nhân đậu xanh cho bánh dẻo

Bước 3: Tạo hình và bảo quản bánh dẻo

- Bạn lấy bột bánh dẻo chia ra thành các khối sau đó dùng dụng cụ để cán dẹt bột, nặn thành miếng tròn dẹt.

- Lấy phần nhân đặt giữa miếng bánh cùng trứng muối rồi vo tròn kín hết phần nhân bánh.

- Lăn bột bánh dẻo đã vo tròn qua bột khô và cho và khuôn để ép tạo hình cho bánh. Bạn cho bánh dẻo vào hộp hoặc túi kín để bánh không bị khô. Để bánh trong 1 – 2 ngày để bánh chuyển màu trong, dẻo thì ăn sẽ ngon hơn.

Cách làm bánh dẻo Trung thu

Các bước tạo hình đóng khuôn cho bánh dẻo

Cách thưởng thức bánh dẻo

Món bánh dẻo sau khi hoàn thành có hương vị thoang thoảng của hoa bưởi kết hợp vị ngọt thanh hòa quyện vị ngon từ nhân bánh khiến bạn thích thú. Bánh dẻo đại diện cho sự toàn vẹn tinh khiết của trăng rằm tết Trung thu.

Cách thưởng thức bánh dẻo

3. Kinh nghiệm làm vỏ bánh nướng Trung thu

Hiện nay có rất nhiều công thức hướng dẫn làm bánh nướng Trung Thu khác nhau hoặc bạn có thể tự gia giảm nguyên liệu để có được chất lượng vỏ bánh Trung thu như ý muốn. Kinh nghiệm chung để làm ra vỏ bánh nướng Trung thu truyền thống đó là:

– Lượng dầu ăn cho vào nên bằng 1/4 lượng nước đường để bánh không bị bóng dầu.

– Công thức để vỏ bánh nướng Trung thu mềm là cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà hoặc baking soda.

– Baking soda có thể cho hoặc không cần thiết, khi cho thêm vào không nên cho quá nhiều, lượng vừa đủ là khoảng 1 nhúm nhỏ, nếu không bánh sẽ bị nở quá mức và nứt vỏ.

– Nước đường làm bánh nướng phải có độ đậm sánh như mật ong, màu nâu cánh gián thì khi nướng bánh chín mới có màu vàng nâu đẹp.

– Không nhào bột quá lâu trong môi trường điều hòa, nếu không bột sẽ bị khô

4. Khắc phục các lỗi khi làm bánh nướng Trung thu

Với những người mới bắt đầu học làm bánh Trung thu, không thể không tránh khỏi việc làm bánh hỏng hay mắc các lỗi cơ bản trong làm bánh, nhất là bánh trung thu là loại bánh mất khá nhiều công đoạn từ làm nhân bánh và làm vỏ bánh. Bạn đọc tham khảo và áp dụng một số mẹo phổ biến dưới đây nhé.

1. Nước đường đọng hạt li ti

Bánh nướng Trung Thu không thể thiếu được nước đường bánh Trung thu, nó quyết định bánh của bạn có ngon và đẹp mắt hay không. Công đoạn này khiến nhiều bạn gặp phải vấn đề là nước đường bị đọng hạt li ti. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi nấu, bạn đã dùng thìa hoặc đũa khuấy quá nhiều.

Để khắc phục lỗi này, khi đang nấu nước đường bánh nướng thì không được dùng bất cứ thứ gì để khuấy nước đường trong thời gian đang nấu bạn nhé!

2. Bánh nướng bị khô và cứng

Khi làm bánh nướng Trung thu, chắc hẳn ai cũng đã từng gặp phải trường hợp bánh của mình bị khô và cứng, thậm chí là nứt mặt mặc dù đã phết hỗn hợp lên mặt bánh. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục nó như thế nào:

– Nguyên nhân bánh nướng bị khô là do nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ lò quá cao.

– Nguyên nhân thứ hai là do phần nhân và phần bánh ít dầu hoặc dầu chưa kịp ngấm được vào phần nhân. Còn nếu chỉ có phần vỏ bánh bị cứng thôi thì bạn phải xem lại xem có phải do phần nước đường quá đặc hay không.

Để khắc phục lỗi này, bạn nên để nhiệt độ lò phù hợp với kích thước cũng như trọng lượng của mỗi chiếc bánh. Lò nướng khác nhau thì nhiệt độ nướng cũng khác nhau. Bánh bị khô là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ quá cao. Bạn nên để nhiệt độ nướng bánh khác nhau tùy theo kích thước, trọng lượng của mỗi chiếc bánh, tỷ lệ vỏ bánh với nhân bánh nhé (tỉ lệ vỏ bánh với nhân bánh là 1:2).

3. Bánh nướng bị ướt

Bánh Trung Thu khi nướng xong phải đạt là hơi cứng như bánh quy, để từ 2 – 3 tuần lớp dầu của nhân ngấm vào phần vỏ sẽ khiến vỏ bánh mềm và ngon. Còn nếu khi nướng bánh xong, lấy ra bánh có vỏ ngon, vừa ăn thì bạn chỉ để 2 – 3 ngày là bánh sẽ bị ướt ở vỏ, chưa đạt.

Bên cạnh đó, cũng có một nguyên nhân khác nữa là dùng nước đường bị đọng hạt li ti để làm bánh sẽ khiến bánh bị ướt. Bởi vậy chúng ta mới thấy nước đường có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với bánh Trung Thu. Trong quá trình nướng bánh, chúng ta thường xịt thêm nước vào các lần nướng, nếu bạn xịt nhiều nước quá cũng khiến bánh bị ướt đấy nhé.

Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần chú ý các công đoạn nướng đúng độ cứng của bánh, nước đường nếu bị đọng hạt li ti thì không nên dùng nữa. Cuối cùng là chú ý việc xịt nước trong quá trình nướng bánh Trung Thu là chỉ xịt cao tay cho bánh có độ ẩm và nguội bớt chứ không xịt ướt.

4. Bánh bị nứt khi nướng

Bánh Trung Thu bị nứt sau khi nướng là lỗi cơ bản và thường gặp nhất khiến các bạn không hài lòng vì nó làm mất đi tính thẩm mỹ của chiếc bánh. Nguyên nhân có thể là do bạn nhào bột quá khô hoặc chưa để bột có thời gian nghỉ để nở. Bên cạnh đó còn do quá trình phết lòng đỏ trứng gà, dầu ăn lên bánh quá nhiều hoặc phết trong khi vỏ bánh nướng chưa thực sự khô cũng làm bánh dễ bị nứt.

Để khắc phục điều này, bạn nên chú ý quá trình nhồi bột hơn, cân đong tỉ lệ bột mì chính xác để vỏ bánh không bị khô, ngoài ra cho bột có thời gian nghỉ để bột được nở đều. Hãy phết hỗn hợp trứng vừa đủ lên mặt bánh và phải chắc chắn là vỏ bánh đã khô, sử dụng chổi chuyên dụng để có thể quết một lớp mỏng vừa đủ, và chỉ quết khi thấy vỏ bánh đã se lại và không còn ướt.

5. Bánh nướng Trung thu lên màu không đẹp

Bánh nướng lên màu không đẹp là do quá trình nướng bánh chưa đạt, bánh vẫn còn non. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn là do nước đường mà bạn sử dụng khi làm bánh Trung Thu chưa đạt, nấu chưa chuẩn, màu chưa đẹp.

Thông thường, theo kinh nghiệm làm bánh nướng Trung thu, chúng ta phải nấu nước đường trước 1 – 2 tháng mới sử dụng làm bánh nướng Trung thu. Nước đường để càng lâu thì bánh lên màu càng đẹp. Ngoài ra bạn nên hòa thêm một chút màu thực vật hoặc bột tro tàu vào hỗn hợp quết lên mặt bánh khi nướng nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 315
0 Bình luận
Sắp xếp theo