Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm 2024

Cách đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét 2024 được viết như thế nào? Theo quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học, thì việc đánh giá HS sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và bằng nhận xét. HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các thầy cô Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm với nội dung vô cùng phong phú để giáo viên tham khảo khi viết lời nhận xét, đánh giá học sinh chính xác, chi tiết và không bị trùng lặp.

1. Mẫu bìa sổ theo dõi chất lượng giáo dục

Bìa sổ theo dõi chất lượng giáo dục
Bìa sổ theo dõi chất lượng giáo dục

2. Cách ghi nhận xét trong học bạ tiểu học theo thông tư 27

Cách ghi nhận xét trong học bạ tiểu học
Cách ghi nhận xét trong học bạ tiểu học

2.1. Phần tiêu đề

Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1, 4 và 7 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kì I hay giữa học kì II.

2.2. Phần Môn học và hoạt động giáo dục

Đối với mẫu 1 và 4: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn  thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

Đối với các mẫu 2-9:

+) Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn  thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

+) Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

2.3. Phần Phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi

Trong cột tương ứng với từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi (năng lực chung và năng lực đặc thù ): ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức  "Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng".

2.4. Phần Xếp loại chất lượng giáo dục, Khen thưởng, Hoàn thành chương trình lớp học, Lên lớp (trong mẫu 3, 6 và 9 )

Đánh dấu "X" vào các ô tương ứng với mức xếp loại của từng học sinh và đối với mỗi học sinh được khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp.

2.5. Phần Ghi chú

Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;…

Lưu ý: Mẫu 1, 2, 3 dùng cho lớp 1, 2. Mẫu 4, 5, 6 dùng cho lớp 3. Mẫu 7, 8, 9 dùng cho lớp 4,5.

3. Các mẫu lời nhận xét học sinh

Dưới đây Hoatieu xin chia sẽ các mẫu lời nhận xét học sinh theo từng tiêu chí, ví dụ nhận xét học sinh cho các thầy cô tham khảo.

3.1. Mẫu lời nhận xét phẩm chất yêu thương

Em biết tôn trọng và quý mến thầy cô, bạn bè.
Em biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn.
Em có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Em luôn tự hào về người thân trong gia đình.
Em biết yêu quê hương, đất nước qua các bài học.
Em luôn tự giác, tích cực tham gia các hoạt hoạt động tập thể.
Em biết quý trọng công sức lao động của người khác.
Em luôn đoàn kết và yêu mến bạn bè.

3.2. Mẫu lời nhận xét phẩm chất tốt bụng

Em có tấm lòng nhân ái.
Em có tấm lòng nhân hâu, sẻ chia.
Em quan tâm và giúp đỡ mọi người.
Em hay chia sẻ công việc nhà trong gia đình.
Em biết giúp đỡ bạn khó khăn.
Em luôn quan tâm mọi người trong gia đình.
Em luôn chăm sóc quan tâm ông bà.
Em luôn yêu quý mọi người.
Em hay giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.

3.3. Mẫu lời nhận xét học sinh chăm chỉ

Em tham gia tốt các hoạt động của lớp, Trường.
Em tích cực tham gia lau, dọn lớp học.
Em tích cực trong học tập ở lớp.
Em biết bảo vệ của công.
Em biết nhận nhiệm vụ vừa sức với bản thân mình và các bạn.
Em chăm, ngoan, lễ phép....

3.4. Mẫu nhận xét học sinh học tốt

Em có sự tiến bộ trong giao tiếp.
Em nói to, rõ ràng.
Em biết thắc mắc với giáo viên khi không hiểu bài.
Em mạnh dạn khi giao tiếp.
Em trình bày rõ ràng, ngắn gọn nội dung cần trao đổi.
Em sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh.
Em trình bày ý kiến của mình trước đám đông.
Em đọc to, rõ các chữ.
Em đọc chữ trôi chảy.
Em trình bày các vấn đề lưu loát.
Em có khả năng sử dụng từ ngữ tốt.
Em nói mạch lạc các vấn đề.
Em giao tiếp, hợp tác tốt với bạn.
Em có kĩ năng giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ tốt.
Em nên nói rõ ràng các vấn đề hơn.
Em giải quyết các vấn đề cẩn trọng hơn.
Em tìm hiểu vấn đề và giải quyết hiệu quả.
Em có khả năng trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Em đọc chữ còn ngập ngừng.
Em đọc bài giọng còn e dè.
Em nói còn lấp lững.
Em nên mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.

3.5. Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về khoa học

HS biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ tự nhiên; có thái độ, hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước.

HS biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.

3.6. Ví dụ nhận xét học sinh cụ thể

VD1: Hoàn thành nội dung các môn học. Đọc còn chưa tốt.

VD 2: Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nội dung đoạn truyện, em còn biết sử dụng cả cử chỉ, điệu bộ, lời nói khi kể.

VD 3: Hoàn thành khá nội dung các môn học. Đọc to, rõ ràng, tuy nhiên cần phát âm đúng các từ ngữ có âm đầu l/n, em cần nghe cô giáo và các bạn đọc và đọc lại nhiều lần các từ ngữ này.

VD4: Hoàn thành nội dung các môn học. Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

VD 5: Hoàn thành nội dung các môn học. Trình bày bài toán bằng một phép cộng còn chậm.

VD 6: Hoàn thành nội dung các môn học. Ngồi học còn chưa đúng tư thế.

VD 7: Hoàn thành nội dung các môn học, khi thực hiện các phép tính chia cho số có hai chữ số còn chậm.

VD 8: Cần đọc lại các bài tập đọc trong tháng để luyện đọc đúng. Các tiếng có âm s/x; l/n; dấu hỏi dấu ngã con phát âm sai.

VD 9: Chưa giải được bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Hướng dẫn: Em đọc lại bài toán xem bài toán hỏi gì, bài toán cho biết gì, cần thực hiện phép tính gì và thực hiện như thế nào.

VD: Còn lúng túng khi giải bài toán bằng một phép trừ và khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 +4; dạng 36 + 24.

4. Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm

Trong năm học 2023-2024 tiếp tục triển khai Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo, các thầy cô giáo sẽ đánh giá học sinh tiểu học theo những tiêu chí mới với cách ghi sổ nhận xét học bạ của học sinh theo quy định của Thông tư 30 về việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét. Mời bạn đọc tải hướng dẫn cách ghi sổ nhận xét theo quy định mới chi tiết dưới đây.

1. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng Môn học và hoạt động giáo dục

- Khi viết nhận xét, thầy cô cần chọn lọc câu chữ cho phù hợp (3,5 dòng ghi đầy đủ các môn) nên chỉ ghi những (ưu điểm và nhược điểm) nổi bật của HS.

- Ghi nội dung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục. Đưa ra biện pháp để giúp đỡ HS vào tháng sau:

  • Hoàn thành nội dung các môn học. Đọc còn chưa tốt, cần luyện đọc nhiều hơn.
  • Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nội dung đoạn truyện, em còn biết sử dụng cả cử chỉ, điệu bộ, lời nói khi kể. Cần phát huy.
  • Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Đọc to, rõ ràng, tuy nhiên phát âm chưa đúng các từ ngữ có âm đầu l/n, em cần nghe cô giáo và các bạn đọc và đọc lại nhiều lần các từ ngữ này.
  • Hoàn thành nội dung các môn học. Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Lưu ý HS khi cộng hàng đơn vị được số có hai chữ số em viết số đơn vị còn số chục được nhớ và cộng vào kết quả cộng hàng chục.
  • Hoàn thành nội dung các môn học. Trình bày bài toán bằng một phép cộng còn chậm.  Động viên học sinh viết nhanh hơn.
  • Hoàn thành nội dung các môn học. Ngồi học còn chưa đúng tư thế. Thường xuyên nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế.
  • Hoàn thành nội dung các môn học, khi thực hiện các phép tính chia cho số có hai chữ số còn chậm, chưa biết cách ước lượng khi chia. Hướng dẫn học sinh cách ước lượng khi chia. Cho thêm bài tập và hướng dẫn lại cách thực hiện phép chia đã học. (Đối với lớp 4)
  • Cần đọc lại các bài tập đọc trong tháng để luyện đọc đúng. Các tiếng có âm s/x; l/n; dấu hỏi dấu ngã con phát âm sai. Chưa chú ý lắng nghe cô giáo và bạn đọc để đọc lại cho đúng.
  • Chưa giải được bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Chưa đọc kỹ lại bài toán xem bài toán hỏi gì, bài toán cho biết gì, chưa nắm được cần thực hiện phép tính gì và thực hiện như thế nào.
  • Còn lúng túng khi giải bài toán bằng một phép trừ và khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 +4; dạng 36+24. GV cho các bài tập để học sinh luyện thêm.

2. Nhận xét về năng lực: Nhận xét về một vài nét nổi bật của học sinh

Gồm 3 tiêu chí:

a) Tự phục vụ, tự quản:

  • Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.
  • Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.
  • Hay quên sách vở đồ dùng học tập. Chưa kiểm tra lại mọi thứ trước khi đến lớp.

b) Giao tiếp và hợp tác:

  • Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
  • Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.
  • Chưa mạnh dạn trong giao tiếp. chưa tự tin nói, bày tỏ ý kiến của mình trong nhóm, trước lớp.

c) Tự học và giải quyết vấn đề:

  • Khả năng tự học tốt.
  • Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập.

3. Nhận xét về phẩm chất

a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.

c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.

d) Yêu gia đình bạn và những người khác, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương.

5. Cách ghi nhận xét theo khối lớp của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm

Hướng dẫn cách ghi nhận xét theo khối lớp của sổ theo dõi và đánh giá học sinh của giáo viên chủ nhiệm được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp dưới đây. Tùy từng khối lớp mà chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý nhận xét khác nhau, phù hợp với chương trình học và kết quả mà các em học sinh cần đạt được. Mời thầy cô cùng tham khảo.

* Học sinh lớp 5:

a) Nắm chắc kiến thức từ đồng nghĩa. Làm đúng các phép tính về cộng trừ nhân chia phân số..- Biết trách nhiệm là học sinh lớp 5.

b) Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.Có ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.

c) Đoàn kết,có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. Nhắc nhở em cần tích cực tham gia công việc chung.

Hoặc:

a) Kĩ năng đọc viết tốt, kể chuyện có sắc thái biểu cảm.Thực hiện thành thạo các phép tính cộng trừ, trừ số thập phân. Bài văn miêu tả có nhiều hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc. Em cần đọc thêm sách báo để có vốn từ phong phú.

b) Mạnh dạn, tự tin.Có ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.

c) Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Có ýthức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.

Cũng có thể là:

a) Nắm chắc kiến thức về từ đồng nghĩa. Đọc diễn cảm; chữ viết đều, đẹp. Làm các bài toán về cộng trừ nhân chia phân số nhanh, trình bày sạchđẹp.

-Có ý thức rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.

b) Mạnh dạn, tự tin.Sắp xếp thời gian học tập hợp lý, cởi mở thân thiện với bạn bè.

c) Đi học đầy đủ đúng giờ. Chăm học, chăm làm.Tích cực tham gia công việc chung.

*Học sinh lớp 4:

a) Đọc to, rõ ràng. Viết đúng, đẹp các bài chính tả,thực hiện tốt các phép tính cộng,trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

b) Mạnh dạn,tự tin trong giao tiếp. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp

c) Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.

Hoặc:

a) Đọc to, rõ ràng. Làm toán tương đối nhanh.

b) Rất tích cực phát biểu xây dựng bài.

c) Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.

* Học sinh lớp 3:

a) Đọc to, rõ ràng; chữ viết đều, đẹp.Làm toán nhanh, trình bày chưa cẩn thận

b) Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp,vệ sinh cá nhân.

c) Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.

Cũng có thể nhận xét:

a) Nắm chắc cấu tạo của bài văn kể về gia đình; chữ viết đều, rõ ràng. Giải toán còn chậm. Nhắc nhở tác phong làm bài. Biết giữ lời hứa

b) Tích cực học tập, tự tin, cởi mở thân thiện với bạn bè.

c) Tham gia tốt các phong trào của lớp....

* Học sinh lớp 2:

a) Tính toán nhanh. Chữ viết khá đều và đẹp. Nhưng chú ý điểm đặt bút nhiều hơn!

b) Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp

c) Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.

Hoặc:

a) Đọc to, rõ ràng. Làm đúng các bài toán về nhiều hơn. Em cần chú ý viết đúng nét khuyết.

b) Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.

c) Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp,vệ sinh cá nhân.

* Học sinh lớp 1

a) Đọc to, rõ ràng; chữ viết đều, đẹp.nhận biết được các số trong phạm vi 10. Làm đúng các bài toán về so sánh số. Biết trách nhiệm của học sinh lớp 1.

b) Em đã có nhiều tiến bộ trong giao tiếp.

c) Có ý thức tốt trong việc học tập.

Hoặc:

a) Em viết đúng mẫu chữ, nhưng nắn nót thêm chút nữa thì chữ của em sẽ đẹp hơn.

b) Em ham tìm tòi, hòa đồng với các bạn.

c) Đi học đầy đủ đúng giờ. Tích cực tham gia công việc chung.

Trên đây là Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả giáo dục theo Thông tư 27 năm 2024 mới nhất. Bên cạnh đó Hoatieu cũng chia sẻ những mẫu lời nhận xét để quý thầy cô tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Biểu mẫu: Giáo dục - Đào tạo nhé.

Đánh giá bài viết
217 315.460
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo