Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp 2024

Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp 2024. Nước ta là nước đa dạng địa hình, có đồng bằng, cao nguyên và đồi núi, trong đó, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Đất đai là của toàn dân nhưng do Nhà nước trực tiếp quản lý và giao cho người dân sử dụng có thời hạn. Nếu hết thời hạn hoặc thuộc một trong các trường hợp phải thu hồi theo quy định của Luật đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ thu hồi lại quyền sử dụng đất. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết của Hoatieu dưới đây:

1. Thu hồi đất là gì?

Trước khi tìm hiểu các trường hợp bị thu hồi đất, tại sao lại bị thu hồi đất hay lý do bị thu hồi đất, cần tìm hiểu khái niệm về thu hồi đất được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định:

11. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

2. Thẩm quyền thu hồi đất

Trên thực tế, người dân thường xuyên bức xúc và ý kiến lên chính quyền địa phương bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính vô lý và gây tranh cãi dư luận, đặc biệt là về vấn đề thu hồi đất và bồi thường đất đai. Hơn nữa, nhiều trường hợp UBND cấp xã thu hồi đất của người dân, một số vùng địa phương do nhận thức chưa đủ về pháp luật thu hồi đất đai nên khi bị thu hồi đất họ chỉ bức xúc trong dư luận, chưa có hành động ý kiến đối với quyết định đó.

Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp

Pháp luật quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

3. Những cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất

Xuất phát từ thực tiễn, một bộ phận cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước còn yếu kém về chuyên môn và trong quản lý, trong khi hệ thống văn bản pháp luật của nước ta rất đồ sộ cộng thêm trong một số lĩnh vực, các quy định pháp luật còn chồng chéo nhau. Do đó, các cơ quan không biết phải áp dụng quy định nào.

Việc thực thi sai thẩm quyền của mình cũng rất dễ bắt gặp trong các vụ khiếu nại, khiếu kiện hành chính. Căn cứ theo Điều 66 Luật đất đai 2013 được trích dẫn như mục 2 nêu trên, thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đối với:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đối với:

  • Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

4. Thẩm quyền bồi thường khi thu hồi đất

Theo quy định tại Điều 69 Luật đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

- Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

- Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật dất đai 2013.

Như vậy, Ủy ban dân dân cấp tỉnh và cấp huyện có quyền quyết định phê duyệt phương án bồi thường và ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

5. Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Ở các vùng nông thôn, đất nông nghiệp có thể xem là tư liệu sản xuất chính của người nông dân, họ sống chủ yếu bằng việc trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây,.... Do đó, khi bị thu hồi đất nông nghiệp cũng có thể coi là họ bị mất công ăn việc làm nên việc thu hồi đất phải căn cứ theo quy định của pháp luật và bồi thường thỏa đáng. Nhà nước khi thu hồi đất nông nghiệp thì mảnh đất thu hồi đó phải thuộc một trong các trường hợp sau:

Căn cứ vào Điều 16 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Dân sự thuộc mảng Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 856
0 Bình luận
Sắp xếp theo