Các kỹ thuật đánh giá thường xuyên sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt

Các kỹ thuật đánh giá thường xuyên sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt

Tiếp tục loạt bài hỗ trợ các thầy cô thực hiện tốt Thông tư 22, Hoatieu.vn xin gửi tới quý thầy cô bài viết về kỹ thuật đánh giá thường xuyên sử dụng trong môn Tiếng Việt để thầy cô cũng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật đánh giá thường xuyên sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học.

CÁC KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lục, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và hoạt động giáo dục.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét tích cực thúc đẩy phát triển học tập, nhân cách của học sinh tiểu học.

Mục đích chính của đánh già là nâng cao chất lượng dạy học. Xu hướng coi trọng đánh giá thường xuyên là hướng tới việc quan sát, nhận xét học sinh trong cả quá trình chứ không chỉ dựa trên điểm số đơn thuần. Đánh giá thường xuyên để định hướng, hướng dẫn cho giáo viên trong việc giảng dạy và học sinh trong quá trình học tập, đồng thời giám sát và nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối với môn Tiếng Việt, một số kĩ thuật đánh giá thường xuyên có thể sử dụng trong dạy học như:

  • Quan sát
  • Vấn đáp nhanh
  • Đánh giá sản phẩm của học sinh
  • Bài tập trắc nghiệm
  • Bài thực hành

Tham khảo kết quả tự đánh già và đánh giá của nhóm học sinh

1. Phương pháp quan sát

- Mục đích quan sát

  • Thu thập thông tin một cách hệ thống nhằm giúp giáo viên và học sinh cải thiện kết quả giáo dục dạy học.
  • Có thông tin đánh giá về học sinh đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ hay chưa và biết những ưu, khuyết điểm để phát huy, khắc phục.
  • Có thông tin để giúp đỡ học sinh, nhóm học sinh tương tác.

- Nội dung quan sát

  • Biểu hiện hành vi: nét mặt, lời nói.... Quá trình hoạt động (tích cực/không tích cực....)
  • Kết quả (sản phẩm) hoạt động: Kết quả trải nghiệm, phiếu học tập đã hoàn thành, câu trả lời.... Cách giải quyết tình huống (Đóng vai, giải quyết vấn đề...) Thu thập tư liệu, thông tin, tranh ảnh, vật thật,....
  • Thời điểm quan sát: Trong suốt quá trình học tập của học sinh

2. Phương pháp vấn đáp nhanh

- Phương pháp này có thể giúp giáo viên xác định kịp thời hiện trạng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh ngay trên lớp.

3. Đánh giá sản phẩm của học sinh

- Các sản phẩm học tập môn Tiếng Việt

  • Tranh ảnh
  • Vật thật
  • Báo tường
  • Phiếu bài tập
  • Bài viết
  • ......

- Cách tiến hành

  • HS tự giới thiệu và đánh giá sản phẩm
  • Bạn/nhóm bạn nhận xét
  • GV đưa ra nhận xét

4. Bài trắc nghiệm

- Là dạng bài kiểm tra gồm hai phần:

  • Phần gốc là một câu hỏi hay một câu hỏi được bỏ lửng
  • Phàn trả lời: bao gồm các phương án đã cho sẵn nhưng chỉ có một (có thể vài) phương án đúng, các phương án còn lại chỉ là "mồi nhử"
  • Các dạng: Đúng/Sai, nhiều lựa chọn

5. Bài thực hành

- Bài thực hành là một kĩ thuật kiểm tra để xem xét các kĩ năng của người học bằng hành động thực tế.

Ví dụ:

  • Ghép chữ vào hình
  • Điền vào chỗ trống
  • Đóng vai
  • Chơi trò chơi

- Giáo viên có thể áp dụng phối hợp nhiều phương pháp để có thể đánh giá học sinh trên nhiều phương diện.

- Bên canh đó, giáo viên tiểu học cũng nên áp dụng cách đánh giá thường xuyên bằng những lời nhận xét tích cực. PGS.TS Nguyễn Công Khanh cho rằng, quá trình trao đổi giữa cô và trò có thể giúp học sinh tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng hứng thú học tập, thúc đẩy sự nỗ lực vượt khó... Điều này kích hoạt sự phát triển nhân cách tốt hơn nhiều lần đánh giá bằng cho điểm vì cho điểm phải tuân thủ nguyên tắc chính xác, khách quan... Khi cho điểm học sinh chỉ nhớ đến điểm số, ít chú ý đến nhận xét.

- Giáo viên trước hết phảu hiểu bản chất đánh giá vì sự tiến bộ, tăng cường sự tương tác giữa giáo viên với học sinh để trao đổi gửi niềm tin, định hướng, gợi mở các ý tưởng sáng tạo từ học sinh để quá trình đánh giá đạt được hiệu quả như mong muốn.

6. Kỹ thuật học sinh đánh giá nhau

Ví dụ 1 : Muốn HS đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, GV có thể hỏi:

– Em có nghe rõ bạn đọc không? (chỉ báo về âm lượng)

– Em thấy bạn đọc chưa đúng những từ nào? (chỉ báo về đọc đúng)

– Bạn đã ngắt hơi ở câu dài chúng ta vừa luyện đọc chưa? (chỉ báo về đọc trơn)

– Bạn đọc vừa hay chậm? (chỉ báo về tốc độ)

Ví dụ 2 : Muốn HS đánh giá đoạn văn bạn viết, GV có thể hỏi:

– Đoạn văn có đủ số câu theo yêu cầu không?

– Những câu trong đoạn có nêu đúng ý đầu bài yêu cầu không?

– Đoạn văn có câu nào hoặc ý nào hay?

– Đoạn văn có câu nào viết sai, từ nào dùng chưa đúng, từ nào viết sai chính tả?

Bên cạnh việc gợi ý bằng câu hỏi cho HS làm chủ thể đánh giá bạn, GV cũng có thể dùng bảng kiểm để HS đánh dấu vào bảng những kết quả mà bạn em đạt được trong bài làm.

Ví dụ 3 : GV có thể chuyển những câu hởi gợi ý ở ví dụ 2 nói trên thành một bảng kiểm cung cấp cho HS để HS đánh giá đoạn văn của bạn :

Đánh giá thường xuyên môn tiếng việt

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 12.321
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo