Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông

Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông mới nhất

HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông mới nhất hiện nay. Nộp Phạt Vi Phạm Giao Thông Ở Đâu? Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào? Đã nộp phạt tại kho bạc, lấy lại Giấy phép lái xe bị tạm giữ ở đâu? Mời các bạn tham khảo.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu cũng rất quan trọng vì nếu các bạn không biết nên nộp phạt ở đâu và quá thời hạn nộp phạt ghi trên biên bản vi phạm thì bạn sẽ bị xét vi phạm lỗi nộp phạt vi phạm chậm lỗi chồng lỗi thì chắc hẳn sẽ không nhẹ đâu nhé. Do đó tốt nhất các bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn hình thức nộp phạt phù hợp nhất.

Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông mới nhất

Nộp Phạt Vi Phạm Giao Thông Ở Đâu?

Nếu không may bị phạt vi phạm giao thông thì phải nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu bạn đã biết chưa? Hiện nay bạn có thể nộp phạt vi phạm giao thông qua 3 hình thức cụ thể là: nộp phạt qua bưu điện, nộp phạt tại kho bạc nhà nước hay nộp phạt tại chỗ. Mỗi hình thức nộp phạt đều có trình tự khác nhau, tuy nhiên đâu là hình thức nộp phạt thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhất.

Nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ:

Những trường hợp bắt buộc nộp phạt giao thông tại chỗ là những trường hợp mức phạt vi phạm tương đối nhỏ dưới 250.000 nghìn đồng đối với các cá nhân vi phạm, thông thường trường hợp này thì CSGT sẽ không lập biên bản vi phạm mà chữ điền vào quyết định xử phạt, theo đó người vi phạm sẽ ký tên và nộp phạt ngay tại chỗ. Trường hợp này sẽ giúp người vi phạm nhanh chóng giải quyết được sự cố xảy ra, tiết kiệm thời gian.

Nộp phạt vi phạm tại kho bạc nhà nước:

Những trường hợp bắt buộc phải nộp phạt tại kho bạc nhà nước là những trường hợp mức phạt vi phạm tương đối cao trên 250.000 đồng cho các nhân vi phạm. Đối với hình thức nộp phạt này thì người vi phạm sẽ ký tên vào biên bản vi phạm do CSGT lập, sau đó nhận lại biên bản và chờ đến hẹn nộp phạt thì người vi phạm phải đến kho bạc nơi sinh sống để nộp phạt. Trường hợp nộp phạt chậm sẽ bị phạt vi phạm nộp chậm, do đó nếu đã chấp nhận lỗi vi phạm của mình thì nhanh chóng đến kho bạc nhà nước để nộp phạt đúng thời hẹn.

Nộp phạt vi phạm thông qua bưu điện:

Một hình thức nộp phạt khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian chi phí công sức bỏ ra đó là nộp phạt vi phạm thông qua bưu điện. Với hình thức này bạn có thể chọn hình thức nộp phạt với lực lượng CSGT sau đó đến nộp phạt thông qua bưu điện. Sau khi nhận được tiền nộp phạt từ bưu điện, cán bộ CSGT sẽ trả giấy tờ tạm giữ của bạn thông qua chuyển phát nhanh. Với hình thức này thì rấ thuận tiện cho những bạn có địa điểm phạt lỗi vi phạm xa tỉnh thành sinh sống.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Nếu chậm nộp tiền phạt lỗi vi phạm giao thông thì có bị phạt thêm tiền không? Cách tính thời gian chậm nộp cụ thể ra sao?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.

Số ngày chậm nộp phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

Theo thông tư số 105 Luật Giao thông đường bộ 2014 thì cách xác định thời gian để tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt như sau:

a) Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật bưu chính.

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt không có xác nhận ngày giao nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Trường hợp người nộp phạt chứng minh được ngày nhận quyết định xử phạt và việc chứng minh là có cơ sở thì Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà người nộp phạt đã chứng minh;

d) Đối với các trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền chậm nộp phạt.

đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt, thì các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; đồng thời, vẫn tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt và ghi rõ trên biên lai thu phạt số tiền chậm nộp tính đến ngày nộp tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp”.

Ngoài ra, đối với trường hợp bị tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc nhưng người vi phạm chưa tới giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện tham gia giao thông sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Đã nộp phạt tại kho bạc, lấy lại Giấy phép lái xe bị tạm giữ ở đâu?

Sau khi bạn đã nộp tiền tại kho bạc, tức là bạn đã thi hành xong quyết định xử phạt, thì bạn đến cơ quan của người xử phạt (Phòng cảnh sát giao thông, Đội cảnh sát giao thông đã ghi trong quyết định xử phạt) để lấy lại giấy phép lái xe.

Trong trường hợp bạn không thể đến làm thủ tục nhận giây phép lái xe được thì bạn có thể làm giấy ủy quyền cho người khác đến làm thủ tục này, giấy ủy quyền phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú (Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, phường). Trong giấy ủy quyền cần ghi rõ số chứng minh nhân dân của bạn và người được ủy quyền.

Đánh giá bài viết
1 2.466
0 Bình luận
Sắp xếp theo