Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non

Mẫu báo cáo triển khai giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng của giáo viên và các bậc phụ huynh. Mời các bạn tham khảo Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non mà chúng tôi sưu tầm được.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT thành phố…………., đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà trường kiên cố theo hướng chuẩn, diện tích khuôn viên trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn, và thân thiện.

- Nhà trường có đầy đủ các phòng hoạt động cho trẻ nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có nhiều thuận lợi.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng.

- Phụ huynh quan tâm nhiệt tình ủng hộ về tinh thần, kinh phí, vật liệu và các điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chuyên đề.

2. Khó khăn:

- Đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ phục vụ các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn chưa đa dạng, phong phú, việc tổ chức một tiết hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ của một số giáo viên còn hạn chế.

II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Mục tiêu chung:

Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề trong đó có chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non, kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung cụ thể cho từng tháng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là biết bảo vệ bản thân mình trước những hành vi xâm hại tình dục, bắt cóc trẻ em, biết tránh xa những nguy hiểm như điện, nước.....

2. Mục tiêu cụ thể:

Nhằm rèn luyện nhân cách, tư duy tích cực hình thành thói quen tốt thông qua các bài tập và hoạt động trải nghiệm.

Nhằm giúp trẻ có kỹ năng làm chủ bản thân và ứng xử phù hợp với mọi thứ xung quanh và có kỹ năng ứng phó tích cực trước tình huống của cuộc sống.

Giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và cách xử lý các tình huống trong cuộc sống;

Giúp trẻ nhận thức về bản thân tự lực, biết thực hiện những qui tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác kiên trì, vượt khó, hình thành một số kĩ năng ứng sử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường.

Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong trường, đảm bảo 100% trẻ được tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống dưới các hình thức tổ chức,

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng thực hiện việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của giáo viên;

100% cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ trẻ, nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ.

1. Nội dung trọng tâm.

* Giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân trong mọi tình huống.

Hoạt động 1. An toàn cho bé.

Biết tránh xa những trường hợp không an toàn như khi người lạ bế ẵm, cho kẹo, bánh, rủ đi chơi. Khi ra khỏi nhà, ra khỏi trường lớp phải được phép của người lớn hoặc cô giáo.

Hoạt động 2: Nhận diện người lạ

+ Tình huống 1: Nhận diện người lạ.

Trẻ nhận ra người lạ, không đi theo người lạ, không nhận quà từ người lạ, biết cách từ chối qua những câu trả lời dễ thương như “Cháu cảm ơn bác nhưng cháu không nhận quà của bác đâu ạ” hay “Cháu cảm ơn bác cô giáo cháu dạy không được nhận quà của những người mình không biết ạ”.

+ Tình huống 2: Ứng phó khi bị bắt cóc.

Nếu bị người lạ bắt đi trẻ biết kêu cứu, biết đập phá gây chú ý cho mọi người xung quanh, biết cào cấu, cắn người lạ để thoát khỏi nguy hiểm. Khi thoát khỏi những kẻ bắt cóc đó trẻ biết chạy, tìm đến nơi an toàn như người bán hàng gần đó hoặc những ngưới có quần áo đồng phục như công an, bộ đội, bác sĩ hay nhờ gọi điện thoại cho bố mẹ, người thân trong gia đình của trẻ.

Hoạt động 3: Trẻ hiểu và thuộc quy tắc 5 ngón tay.

Biết ngón cái tượng trưng cho ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột những người này được phép ngủ chung, tắm rửa, ôm hôn và vệ sinh cho mình khi còn nhỏ. Ngón trỏ tượng trưng cho cô giáo, bạn bè những người này được phép khoác vai, nắm tay. Ngón giữa tượng trưng cho những người bạn của bố mẹ hoặc người quen trong gia đình, với những người này được phép bắt tay. Ngón áp út tượng trưng cho người mới quen lần đầu, với người này bé chỉ vẫy tay chào. Ngón út tượng trưng cho người hoàn toàn xa lạ, những người này trẻ không nói chuyện và phải tránh xa.

2. Những nội dung giáo dục khác

* Giáo dục kĩ năng nhận thức về bản thân

Trẻ biết và nói được những thông tin cơ bản về cá nhân và gia đình: Nói được họ tên của bản thân, bố, mẹ và các thành viên trong gia đình, địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ, biết mình là trai hay gái, nói được khả năng sở thích của bản thân

* Giáo dục kĩ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng:

  • Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe trẻ.
  • Biết được ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín uống sôi để khỏe mạnh.

* Giáo dục kĩ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân:

  • Biết tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vệ sinh và khi tay bẩn
  • Biết rửa mặt, đánh răng, biết tự thay quần áo khi đã bẩn, ướt.
  • Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết, giới tính
  • Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
  • Biết giữ cho đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ
  • Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.

* Kĩ năng giữ an toàn cá nhân

  • Biết bàn là, bếp điện, lò than, phích nước nóng, ổ điện... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần
  • Biết thực hiện những qui định ở trường, nơi công cộng về an toàn như sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi, đi bộ trên vỉa hè, khi sang đường phải có người lớn dắt, không leo trèo cây, ban công, tường rào...

* Kĩ năng tự tin và tự trọng:

Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát không sợ sệt, e ngại

* Kĩ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc:

  • Biết bộc lộ cảm xúc vui buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ...
  • Biết an ủi hoặc chia vui với người thân bạn bè

* Kĩ năng hợp tác với người khác:

  • Trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn, của người khác
  • Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn
  • Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khac

* Kĩ năng giao tiếp:

  • Biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi
  • Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
  • Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn
  • Biết lắng nghe và tôn trọng sở thích của bạn bè và người thân
  • Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
  • Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp
  • Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện thảo luận, không nói leo, không ngắt lời người khác khi nói chuyện
  • Biết sử dụng một số từ chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Không nói tục chửi bậy

* Kĩ năng nhận thức về môi trường

  • Nhận biết và thực hiện được một số qui định ở lớp, gia đình và nơi công cộng, không làm ồn nơi công cộng,
  • Biết những nghề nghiệp phổ biến nơi trẻ sống và nơi làm việc của bố mẹ
  • Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa trong năm, phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trang và mặt trời.
  • Biết một số đặc điểm tính chất của nước, ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối, biết được không khí, các nguồn sáng và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, con vật và cây cối.

* Kĩ năng sáng tạo, nhận thức về nghệ thuật

  • Thể hiện cảm xúc theo nội dung, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc
  • Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhien và sản phẩm tạo hình,
  • Biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
  • Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết một cách hợp lý

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác xây dựng kế hoạch:

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung cụ thể cho từng tháng phù hợp cho việc giáo dục kĩ năng sống.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong nhà trường.Triển khai cụ thể đến 100% giáo viên.

Xây dựng các tiết mẫu có nội dung giáo dục kĩ năng sống cho tất cả giáo viên tham dự.

2. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV

Nhà trường đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, trú trọng bồi dưỡng nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động.

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng nhau thảo luận thống nhất phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, khuyến khích các giáo viên tự học tự bồi dưỡng

3. Tạo môi trường cho trẻ tích cực hoạt động

Chỉ đạo 100% các nhóm lớp xây dựng được góc hoạt động, sắp xếp, bố trí các đồ dùng, dụng cụ một cách lợp lí, thuận tiện, đẹp mắt hấp dẫn trẻ.

4. Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục.

Trong qúa trình tổ chức các hoạt động giáo viên của nhà trường đã tiến hành lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào trong tất cả các lĩnh vực nhằm làm tăng thêm sự hứng thú tích cực hoạt động của trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên thoải mái không khuân phép gò bó;

5. Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.

Nhà trường tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: Xây dựng góc tuyên truyền ở các nhóm lớp, thông qua ngày hội đến trường của bé, họp phụ huynh, thi giáo viên giỏi cấp trường, tổ chức tết trung thu, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh của phường tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hàng ngày.

100% các lớp xây dựng góc tuyên truyền, các góc được thay đổi theo chủ đề.

6. Công tác kiểm tra đánh giá

Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động của giáo viên theo từng tháng, thực hiện kiểm tra đánh giá nghiêm túc đúng qui chế chuyên môn, đồng thời kết hợp với các tổ chuyên môn thăm lớp dự giờ bằng nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, theo lịch, đột xuất và kiểm tra hồ sơ sổ sách, khảo sát đánh giá trẻ để làm cắn cứ xếp loại giáo viên.

V. KẾT QUẢ

1. Đối với nhà trường:

- Đã tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng về thực hiện lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các hoạt động.

- Đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

- Chọn lớp 5TC thực hiện chuyên đề

- Nhà trường đã xây dựng nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, các hình thức đa dạng phong phú, qua bảng tin, góc tuyên truyền của nhóm lớp.

2. Đối với giáo viên:

- 100% giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các hoạt động cho trẻ tại nhóm lớp sao cho phù hợp với từng độ tuổi.

- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do phòng, Sở GD và nhà trường tổ chức.

* Một số hạn chế trong thực hiện chuyên đề

- Còn một số giáo viên chưa chủ động linh hoạt, sáng tạo trong tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy.

- Hình thức tổ chức chưa phong phú, linh hoạt

- Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho chuyên đề chưa đa dạng

VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

- Tiếp tục chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

- Tham gia và tổ chức bồi dưỡng cho 100% CB- GV về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện chuyên đề, tập trung đi sâu vào các giờ thực hành và bồi dưỡng thêm cho giáo viên còn hạn chế khi tổ chức các hoạt động giáo kĩ năng sống cho trẻ.

- Kiểm tra dự giờ thường xuyên đột xuất chuyên đề

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề.

- Phát động phong trào tự làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống, viết bài tuyên truyền về những hoạt động của chuyên đề.

Đánh giá bài viết
1 6.766
0 Bình luận
Sắp xếp theo