Báo cáo thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW

Báo cáo thực hiện Nghị quyết 39-nq/tw là lập ra để báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về biên chế cho chủ trương xác định biên chế của cả hệ thống chính trị trong thời gian tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

1. Báo cáo thực hiện Nghị quyết 39 là gì?

Báo cáo thực hiện Nghị quyết 39-nq/tw là mẫu được lập ra để tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2. Báo cáo thực hiện Nghị quyết 39-nq/tw

ĐỀ CƯƠNG
Sơ kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015
của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

(Đối với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

kèm theo Công văn số 1022-CV/BTCTW, ngày 28/6/2021

của Ban Tổ chức Trung ương)

-----

Khái quát chung về đặc điểm tình hình của địa phương

- Diện tích tự nhiên toàn tỉnh: …; dân số: …

- Số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổng số đảng viên toàn đảng bộ tỉnh: …; số tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy: …; số tổ chức cơ sở đảng trực thuộc cấp ủy cấp huyện: … (tính đến 30/6/2021).

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

- Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn; tuyên truyền, phổ biến, quán triệt triển khai thực hiện...

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy

Một số kết quả cụ thể về sắp xếp tổ chức bộ máy(so sánh tăng, giảm tại thời điểm 30/6/2021 với thời điểm 30/4/2015):

1.1. Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương

1.1.1. Các tổ chức hành chính

- Cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức; phòng và tương đương trực thuộc: có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức; trực thuộc cấp ủy cấp huyện có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức

- Cơ quan chuyên trách của ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức; ban và tương đương trực thuộc: có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức; ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện: có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức.

1.1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh: có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức; trực thuộc cấp ủy cấp huyện: có … tổ chức, tăng (giảm) … tổ chức;

- Đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện thay thế trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

1.2. Tổ chức bộ máy các cơ quan của Nhà nước ở địa phương

1.2.1. Về tổ chức hành chính (từ cấp huyện trở lên)

- Số lượng sở, ban, ngành và tương đương trực thuộc UBND, HĐND cấp tỉnh: … (tăng hoặc giảm) …; số lượng phòng và tương đương trực thuộc sở, ban, ngành và tương đương: … (tăng hoặc giảm).

- Số lượng phòng và tương đương trực thuộc UBND, HĐND cấp huyện: … (tăng hoặc giảm).

1.2.2. Về đơn vị sự nghiệp:

- Số đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND, HĐND cấp tỉnh: … (tăng hoặc giảm); trực thuộc các sở: … (tăng hoặc giảm); trực thuộc UBND, HĐND cấp huyện: … (tăng hoặc giảm).

- Số đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện thay thế trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

2. Đánh giá kết quả thực hiện

- Việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị;

- Việc thành lập tổ chức mới đối với những trường hợp cá biệt thật sự cần thiết.

- Việc thực hiện phân loại cơ quan hành chính làm cơ sở xác định tổ chức, bộ máy phù hợp với yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng cung ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu phục vụ nhân dân.

- Việc chuyển những nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không cần thiết trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả sang cá tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận.

- Việc rà soát, kiện toàn bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở địa phương.

- Báo cáo rõ về thực hiện mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn (nếu có).

- Việc hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các hình thức chuyển đổi phù hợp; việc đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Những nội dung khác liên quan (nếu có).

3. Về thực hiện tinh giản biên chế

Một số kết quả cụ thể về tinh giản biên chế (so sánh tăng, giảm tại thời điểm 30/6/2021 với thời điểm 30/4/2015):

1.1. Biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương

Tổng số biên chế thực tế (số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước) có … người; (tăng hoặc giảm) so với số thực tế tại thời điểm 30/4/2015 là… người (tỷ lệ …%); (tăng hoặc giảm) so với số biên chế được giao năm 2015 là … người (tỷ lệ …%).

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: số lượng, ngạch bậc, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, độ tuổi, giới tính, dân tộc (so sánh tại thời điểm 30/6/2021 với 30/4/2015).

- Số lượng viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

- Tình hình biến động về biên chế: Số công chức, viên chức được tuyển mới: …; số người nghỉ hưu theo chế độ lao động: …; số người nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế: …

1.2. Biên chế các cơ quan của Nhà nước

1.2.1. Biên chế hành chính:

Tổng số biên chế thực tế (số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước) có … người; (tăng hoặc giảm) so với số biên chế được giao năm 2015 là … người (tỷ lệ …%); tổng số biên chế được giao năm 2021 là … người, giảm so với biên chế được giao năm 2015 là … người (tỷ lệ …%);

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức: số lượng, ngạch bậc, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, độ tuổi, giới tính, dân tộc (so sánh tại thời điểm 30/6/2021 với 30/4/2015).

1.2.2. Số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập:

- Tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (hưởng lương từ ngân sách nhà nước) có: … (tăng hoặc giảm) so với số biên chế đã được HĐND duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ năm 2015 là: …; số biên chế viên chức được giao năm 2021 là … người, giảm so với số được giao năm 2015 là … người, (tỷ lệ … %).

- Về cơ cấu đội ngũ viên chức theo: chức danh nghề nghiệp, trình độ đào tạo, lý luận chính trị, độ tuổi, giới tính, dân tộc thiểu số.

- Số lượng biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập đã chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

1.2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố

- Số cán bộ xã có … người, tăng (giảm) … người (%);

- Số công chức xã có … người, tăng (giảm) … người (%).

- Số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có … người, tăng (giảm) … người (%); số người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có … người, tăng (giảm) … người (%).

1.2.4. Biến động về biên chế

- Số công chức, viên chức được tuyển mới:

- Số người nghỉ hưu theo chế độ lao động:

- Số người nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế:

2. Đánh giá việc thực hiện tinh giản biên chế

- Việc xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế của các cơ quan, đơn vị từ 2015 – 2021 (trong 7 năm) và thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2021

- Việc quản lý biên chế các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, nhất là đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo và y tế.

- Việc tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số biên chế hiện có khi phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.

- Xây dựng, thực hiện đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Về thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức mới theo các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.

- Việc thực hiện khoán và hỗ trợ kinh phí từ 2017 đến nay đối với các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp.

- Việc chuyển đổi số người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

3. Về nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế

- Về thực hiện nguồn kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế.

- Việc thực hiện khoán kinh phí chi trả phụ cấp để khuyến khích giảm số lượng những người hoạt động không chuyên trách và tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã theo tinh thần Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

4. Về xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế

Về xây dựng cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Đánh giá việc cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, chức danh, nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; về cơ cấu theo giới tính, người dân tộc thiểu số.

- Việc thực hiện theo thẩm quyền về bổ nhiệm các chức danh, chức vụ công chức, viên chức theo hướng chú trọng phẩm chất, trình độ, năng lực.

- Việc thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh của cán bộ, công chức.

- Việc giải quyết chế độ, chính sách với đối với cán bộ chuyên trách cấp xã khi hết nhiệm kỳ mà không đủ điều kiện tái cử.

- Đánh giá rõ việc thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố theo Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; xây dựng cơ chế quản lý người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố gắn với phát huy quyền làm chủ của nhân dân và đẩy mạnh hình thức tự quản tại cộng đồng dân cư.

Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế

- Việc đổi mới phương thức công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả tuyển chọn lãnh đạo quản lý); cơ chế đánh giá công chức, viên chức; cải tiến phương thức, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý.

- Việc thực hiện chính sách thu hút người có tài năng, các chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực vào làm việc tại các cơ quan của đảng, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả.

- Về nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với tiêu chuẩn chức danh.

- Những nội dung khác liên quan (nếu có).

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG

I. Ưu điểm và nguyên nhân

1. Ưu điểm

- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết

- Về rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

- Về thực hiện tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế

- Về cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế.

2. Nguyên nhân của ưu điểm

Hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Hạn chế, bất cập

- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết

- Về rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

- Về thực hiện tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế

- Về cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế.

- Những vấn đề, nội dung khác

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Một số bài học kinh nghiệm

II. PHƯƠNG HƯỚNG THỜI GIAN TỚI

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đề xuất về chủ trương hoặc các nội dung cụ thể để tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Trên đây là Báo cáo thực hiện Nghị quyết 39-nq/tw mới nhất 2021 mà chúng tôi sưu tầm được. Mẫu báo cáo gồm các nội dung về công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 39, về công tác thực hiện Nghị quyết 39 kết quả thực hiện cùng với các ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện từ đó rút ra kinh nghiệm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.796
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo