Top 9 Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết 2024 chi tiết

An toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Hoatieu xin chia sẻ Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết để nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Vấn đề an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết luôn là vấn đề "hot" khi ngày Tết cận kề. Dưới đây Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc các mẫu bài tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết hay, chọn lọc. Các bài tuyên truyền này thông thường sẽ được in trong tờ rơi phát cho học sinh, người dân, dán trên bảng thông báo của các khu dân cư, đăng trên Cổng thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương và trường học. Nội dung bài tuyên truyền tập trung vào những hậu quả nếu chúng ta không tuân thủ luật về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm; các các phòng tránh, xử lý khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra... Dưới đây là một số mẫu bài tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ dịp Tết hay, chọn lọc.

1. Bài tuyên truyền về an toàn giao thông dịp Tết trường tiểu học

Hiện nay, ATGT đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Ngay trong môi trường học đường, vấn đề ATGT cũng được chú trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ ATGT. Như các bạn đã biết, chỉ một sơ xuất nhỏ, chỉ một phút giây bất cẩn thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho bản thân, gia đình và xã hội. Từng ngày, từng giờ, tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mạng của biết bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho những người thân của họ. Vì vậy chúng ta cần tuân thủ tốt Luật An toàn giao thông:
 Bài tuyên truyền về an toàn giao thông dịp Tết Đối Với những bạn đi bộ đến trường:

- Khi đi đường các bạn cần phải đi lên vỉa hè hoặc sát vào lề đường bên phải.

- Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi.

- Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.

Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

 Bài tuyên truyền về an toàn giao thông dịp Tết

- Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông.

- Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp.

- Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi.

- Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang.

- Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại nơi để xe.

 Bài tuyên truyền về an toàn giao thông dịp Tết

Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, xe điện:

- Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp điện. Cả người điều khiển và người ngồi sau xe máy, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách.

- Người điều khiển xe máy không được uống rượu bia trước khi tham gia giao thông. Nên đi với vận tốc bình thường là 40 km/giờ, không phóng nhanh vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Các bạn nhớ nhắc bố mẹ dừng xe ở ngoài cổng, không được đi xe vào trong sân trường.

Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra. Riêng về phần HS chúng ta, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức, để tuyên truyền luật giao thông cho gia đình và mọi người. Đặc biệt khi các bạn đã kí cam kết thực hiện ATGT, thì không nên thực hiện theo cách đối phó, mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Qua buổi tuyên truyền hôm nay, chúng ta hãy loại bỏ ngay những hành vi không đúng trên. Và thông điệp của bài viết này là: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, hãy chấp hành tốt luật giao thông nhé!”

2. Thông tin, tuyên truyền phổ biến việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt trong dịp tết nguyên đán

BÀI TUYÊN TRUYỀN VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024

Kính thưa quý vị và toàn thể Nhân dân!

Thời gian qua, trên địa bàn phường............. đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan như: người dân chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATGT, phóng nhanh vượt ẩu, có nồng độ cồn khi tham gia giao thông, sử dụng hành lang, vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, họp chợ, để biển quảng cáo trái quy định làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và mỹ quan đô thị...

Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Thay mặt cấp ủy chính quyền địa phương, chúng tôi đề nghị mỗi người dân hãy gương mẫu và tự giác chấp hành pháp luật về ATGT, xây dựng văn hóa giao thông, có thái độ ứng xử chuẩn mực, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng và nhường nhịn, giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thưa quý vị, thưa toàn thể Nhân dân!

Chào đón xuân mới và mừng tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Chúng ta hãy cùng thực hiện một số khẩu hiệu an toàn giao thông:

- Đã uống rượu bia không lái xe.

- Trách nhiệm của mỗi người tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe.

- Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường.

- Giữ gìn ATGT là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà.

- Xây dựng VHGT là nét đẹp của xã hội văn minh hiện đại.

- An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà.

UBND phường............... đã xây  dựng Kế hoạch và thành lập tổ công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên địa bàn phường, tổ chức triển khai thực hiện từ ngày 12/01/2024, mọi hành vi vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật. Đề nghị mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, mỗi người dân hãy gương mẫu, nâng cao ý thức tự giác thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT, Vệ sinh môi trường như sau:

1. Đối với các hộ dân ven các tuyến đường, tuyến phố: Không lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, họp chợ, không dựng mái che, để ô dù, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông, tập kết vật liệu xây dựng, đổ rác thải, rửa xe ô tô, mô tô, xe gắn máy sai quy định gây ảnh hưởng đến ATGT, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.

2. Đối với người đi bộ: đi trên vỉa hè, sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kĩ khi đi đường, nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

3. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

- Không điều khiển phuơng tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi, khi chưa có giấy phép lái xe.

- Không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng trên đường.

- Không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.

- Không chở quá số người sai quy định.

- Không dừng, đỗ xe, tụ tập dưới lòng đường, hè phố sai quy định.

- Không rẽ bất ngờ. Phải có tín hiệu báo hướng rẽ khi chuyển hướng, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.

- Không uống bia rượu trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

Vừa rồi là một số nội dung tuyên truyền về Luật ATGT. Cảm ơn quý vị và toàn thể Nhân dân đã lắng nghe!

3. Bài tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông trường mầm non

BÀI TUYÊN TRUYỀN

ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ..........., VÀ LỄ HỘI XUÂN NĂM 20...

Thực hiện Văn bản số................ ngày ................của UBND tỉnh............... về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán............ và Lễ hội xuân 20...; Kế hoạch số ............ ngày............ của Sở Giao thông Vận tải tỉnh ................. về việc tổ chức phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán ............. và Lễ hội xuân 20...; Văn bản số................... ngày....................... của UBND huyện................. về việc đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán................ và Lễ hội xuân.............

Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hóa truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta. Hàng năm mỗi dịp tết đến xuân về mọi người làm ăn xa nô nức trở về quê ăn tết. Vì vậy nhu cầu đi lại của người dân tăng, gây nguy cơ mất ATGT cao.

Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông dịp Tết thường liên quan đến xe máy, ô tô là do người điều khiển phương tiện uống rượu bia khi tham gia giao thông, vì dịp Tết thường hay ăn uống, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu... Một số đối tượng cố tình vi phạm trật tự an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; Các phương tiện vận tải đón trả khách không đúng nơi quy định, người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh buôn bán còn phổ biến.

Vì vậy, việc đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết là một vấn đề rất cần được chú trọng. Để đảm bảo niềm vui đón Tết và đặc biệt là sức khỏe, an toàn của mỗi người, mỗi gia đình, khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” cần phải được tuyên truyền rộng rãi, có hiệu quả.

Để thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo cấp trên đề nghị cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh học sinh trường mầm non......................... hãy thực hiện tốt các nội dung của Luật giao thông đường bộ:

+ Đối với người dân ven các tuyến đường: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông.

+ Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; quan sát kỹ khi đi đường; không tụ tập dưới lòng đường; trẻ em sang đường phải có người lớn dắt

+ Đối với người điều khiển phương tiện giao thông khi đưa trẻ đến trường: Phụ huynh và trẻ nghiêm túc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu, bia trước khi lái xe; không vượt đèn đỏ; không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng; không vi phạm làn đường, vạch sơn; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Mỗi người dân hãy thực hiện tổ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đồng thời hãy là một tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng một xã hội an toàn, văn minh.

4. Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán 2024

>> Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán 2024

Bài tuyên truyền: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, mùa Lễ hội 2024

Kính thưa! Toàn thể nhân dân.

Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc TP, tiêu chảy cấp,….Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Và đặc biệt đối với các em Học sinh tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài cổng trường: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt, … Và thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.

5. Bài tuyên truyền Phòng chống pháo nổ dịp Tết nguyên đán năm 2024

>> Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết 2024

Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ trước dịp Tết Nguyên Đán...........

Trong những năm qua, các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong nhân dân vào các dịp trước, trong và sau tết đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước.Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị thương do pháo và thuốc pháo gây nên. Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây "ô nhiễm âm thanh" ở các thành phố. Về kinh tế, trước đây mỗi năm riêng việc đốt pháo của các gia đình Việt Nam đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng. Trong khi đó, chúng ta còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư, còn rất nhiều người nghèo cần sự chia xẻ đùm bọc miếng cơm manh áo.

Chính vì các tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số dân chúng tự giác chấp hành. Từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 406/CT-TTg ngày 08/8/1994"Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo"; đến ngày nay, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định một số điểm mới phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm về pháo. Trong đó cần lưu ý mấy điểm cụ thể sau:

1. Quy định về pháo nổ và pháo hoa nổ

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 thì: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Như vậy, pháo nổ ở đây bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ, trong đó, pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả khi đốt gây ra tiếng nổ); pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (pháo hoa nổ do lực lượng Quân đội bắn vào các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị lớn của đất nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép; các loại pháo dàn mà một số đối tượng đã mua, đốt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng nổ và màu sắc trong không gian vào các dịp tết như pháo dạng hộp loại 36 ống, 49 ống, 16 ống).

Các loại pháo này tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 137 quy định: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ đối với các trường hợp: Tết Nguyên đán, Ngày Quốc khánh 02/9, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế, những trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Mọi người dân tự ý thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, pháo hoa nổ đều là trái phép, (sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, ATXH phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ, đối với hành vi Sử dụng pháo mà không được phép; phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ, đối vớihành vi Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểmhoặc xử lý hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015).

2. Quy định về sử dụng pháo hoa

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 thì: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy, pháo hoa ở đây được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng đốt chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ (pháo hoa không có thuốc pháo nổ là các sản phẩm như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc).

Về sử dụng pháo hoa thì tại Điều 17 Nghị định 137 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.( đó là các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng )

Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; trường hợp nếu đốt pháo tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015. Mọi người dân tự ý thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, pháo hoa nổ đều là trái phép, sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc theo quy định của pháp luật....

Chào xuân mới và mừng Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc, (Tết..................), mỗi người dân chúng ta cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

1. Không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán .

2. Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.

3. Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

6. Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết ngắn gọn

Đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết là một vấn đề rất cần được chú trọng. Tết là ngày vui, nhưng cũng là những ngày nhộn nhịp, đông người tụ tập. Để đảm bảo niềm vui đón Tết và đặc biệt là sức khỏe, an toàn của mỗi người, mỗi gia đình, khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” cần phải được tuyên truyền rộng rãi, có hiệu quả.

Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông dịp Tết thường liên quan đến xe máy là do người điều khiển phương tiện uống rượu bia khi tham gia giao thông, vì dịp Tết thường hay ăn uống, đón cỗ, do không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu... Để hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông, lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong dịp Tết để làm gương, răn đe. Đồng thời, người sử dụng phương tiện giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ:

+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện.

+ Không uống rượu, bia trước khi lái xe.

+ Đi đường quan sát, không phóng nhanh vượt ẩu, dàn hàng ngang, ...

+ Tuyệt đối không vượt đèn đỏ dù đường có vắng.

+ Không lạng lách, đánh võng... gây mất trật tự và mất an toàn giao thông cho những người đang tham gia giao thông.

- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Mỗi người dân hãy thực hiện tổ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đồng thời hãy là một tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng một xã hội an toàn, văn minh.

7. Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết dương lịch, Tết nguyên đán

Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết
Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết

Để Tết dương lịch, tết Quý Mão và Lễ hội xuân 2023 trọn vẹn, việc Tuyên truyền về an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người dân trong dịp lễ, tết nhằm hạn chế các vi phạm và tai nạn giao thông là rất cần thiết. Triển khai các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông ngay từ đầu năm 2023, tạo động lực và tiền đề thực hiện hiệu quả kế hoạch năm an toàn giao thông 2023. Phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, số người bị thương và không để ùn tắc giao thông xảy ra trong dịp tết dương lịch, tết Quý Mão 2023 và các ngày lễ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là trên phương tiện thông tin đại chúng cần được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông về nguyên nhân, nguy cơ tai nạn giao thông tăng cao trong dịp lễ, tết, tạo ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông, nhất là tuyên truyền không được uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích... điều khiển phương tiện. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận tải và người dân trên địa bàn tỉnh.

Chủ động xây dựng phương án huy động tối đa các loại phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là trên các tuyến đường trọng điểm có lưu lượng người tham gia giao thông nhiều như: Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, ĐT 741... Nhanh chóng giải tỏa khách ùn đọng tại các bến xe, không để khách phải ở lại trong đêm 30 tết vì không có vé (nếu có); xây dựng phương án phân luồng giao thông và bố trí lực lượng điều tiết giao thông tại các khu vực tổ chức lễ hội và trên các tuyến đường trọng điểm.

Tăng cường lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra theo chuyên đề như: Kiểm tra lái xe sử đụng chất ma túy, uống rượu, bia, các chất kích thích, chạy quá tốc độ, quá tải, quá khổ, cơi nới thùng xe... Tập trung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật của xe ô tô chở khách, nhất là các xe ô tô chờ khách liên tỉnh, điều kiện kinh doanh vận tải khách của các doanh nghiệp; kiểm tra phương tiện thủy chở khách và các điều kiện bảo đảm an toàn tại các bến đò, bến khách ngang sông.

Rà soát kiểm tra chỉnh trang lại kết cấu hạ tầng giao thông như: Mặt đường trơn trượt, các điểm bất cập về an toàn giao thông, hệ thống cọc tiêu, biển báo, đèn chiếu sáng... để bổ sung, sửa chữa kịp thời, chú ý các đoạn đường thường xảy ra tai nạn giao thông phải có biển cảnh báo và đèn chiếu sáng; thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường tại các đoạn đường đang thi công sửa chữa, mặt đường phải đảm bảo an toàn phục vụ cho người và phương tiện đi lại trong dịp lễ, tết.

Chủ động các biện pháp không để ùn tắc giao thông, ngăn chặn không để đua xe trái phép xảy ra, kể cả tình trạng xe mô tô, xe gắn máy chạy tốc độ cao làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông./.

8. Bài tuyên truyền về đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ dịp Tết

Tết nguyên đán đang đến gần. tết là dịp để các em vui chơi, giải trí đón chào năm mới, trong dịp này, đường xá càng nhiều người đi lại hơn rất dễ xảy ra va chạm. Một số trò chơi, đồ chơi nguy hiểm như súng đạn, pháo nổ… được bày bán có thể gây ra thương tích thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó việc ăn uống không điều độ, ăn nhiều bánh ngọt, dễ ăn phải các loại thực phầm không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng thực phẩm có sử dụng chất phụ gia…dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm nên việc nghiêm túc chấp hành luật ATGT, an toàn phòng chống cháy nổ và an toàn VSTP càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để ta có một cái tết an toàn và vui vẻ.

1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

- Các em cần thực hiện tốt hơn nữa ý thức khi tham gia giao thông, các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.đi bộ ,đi xe đạp đúng làn đường qui định.xếp xe thẳng hàng ,gọn gàng.đúng khu vực qui định dành cho học sinh.

- Thực hiện nghiêm túc quy định về tín hiệu giao thông đường bộ, biển báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn) về màu sắc, hình dạng…

- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy,cài chốt mũ bảo hiểm chặt chẽ,sát dưới cằm.

- Khi di chuyển bằng các phương tiện như xe khách , tàu hỏa, xe oto các em cần thận trọng khi bước bậc lên xuống toa xe; chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn,không đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu,xe đang chạy; đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu.

- Trong những ngày nghỉ tết theo qui định các em luôn luôn có ý thức bảo vệ mình và người xung quanh để đón tết an toàn vui tươi .

2. An toàn phòng chống cháy nổ.

Ngày tết, có nhiều trò chơi lí thú hấp dẫn các em, tuy nhiên trong số đó lại có một số trò nghịch rất nguy hiểm, đó là tình trạng nghịch pháo và các chất nổ. Thực tế, đã có nhiều trẻ em thiệt mạng, hay mang theo mình dị tật suốt đời vì nghịch pháo. Nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của vấn đề này, nhà nước ta đã có quy định về phòng chống cháy nổ, kí cam kết không tàng trữ, sử dụng các loại chất cháy nổ trong dịp tết nguyên đán,đề nghị tất cả các em học sinh nghiêm túc thực hiện, nếu vi phạm, các em sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Các em là tương lai của đất nước, sức khỏe, thành công của các em là vinh quang của tổ quốc, vì thế, ngay hôm nay, chúng ta hãy cùng chung tay hành động vì tương lai, và gần đây nhất là hành dộng vì một mùa tết an toàn, vui vẻ, vì một xã hội an toàn, không tai nạn giao thông, không tai nạn do thuốc súng, pháo nổ…

3. An toàn vệ sinh thực phẩm.

Đón chào năm mới 2023, mọi nhà thường sử dụng một lượng lớn gồm nhiều loại thực phẩm: từ thịt, cá, rau, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn... phục vụ Tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó, nhiều loại quà vặt cho trẻ em không rõ nguồn gốc cũng được bày bán tràn lan. Khi có tiền mừng tuổi, một số em thường mua những loại quà này mà không có sự kiểm soát của người lớn nên việc ngộ độc là rất dễ xảy ra:

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm chúng ta cần:

Ăn những thực phẩm rõ nguồn gốc. Chỉ ăn thức ăn chín và nên ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.

Không mua quà bánh không rõ nguồn gốc, không nên ăn nhiều bánh kẹo…và cần nạp đủ năng lượng để đảm bảo sức khỏe trong những ngày tết.

Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần đón Tết Nguyên đán vui tươi, an toàn và tiết kiệm./.

9. Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết ở trường học

Kính thưa quí thầy cô giáo cùng các em học sinh!

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Kính thưa quí thầy cô giáo cùng các em học sinh!

Thực tế, tai nạn giao thông là một “sự cố bất ngờ” xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. “Sự cố” ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ý thức, đạo đức và sức khỏe của người lái xe không đảm bảo theo quy định, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chất lượng phương tiện giao thông không đảm bảo, thiếu sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng. v.v.

Nhưng các bạn hãy khoan đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng, hãy khoan đổ lỗi cho phương tiện giao thông, cũng khoan đổ lỗi cho Luật pháp. Các bạn cần phải nhận thức được một điều là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật giao thông của chính những người tham gia giao thông không đảm bảo theo quy định dẫn đến những hành vi vi phạm an toàn giao thông như vi phạm về tốc độ, đi sai phần đường, vượt xe không đúng quy định.... Không chỉ vậy, ý thức về văn hóa giao thông của con người còn rất hạn chế. Những người tham gia giao thông nhưng không hề trang bị cho bản thân những kiến thức, những kỹ năng về luật giao thông. Và quan trọng hơn, họ quên đi trách nhiệm, phép lịch sự của người làm chủ tay lái, cho nên những hành vi trái luật như sử dụng rượu bia, chạy xe quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, tránh vượt không đúng quy định,... đã gây ra tai nạn giao thông nhan nhản xảy ra hằng ngày.

Bên cạnh đó, thực trạng các bạn học sinh đi hàng hai, hàng ba trên đường, vừa đi vừa đùa nghịch cũng gây cản trở giao thông không ít. Một số trường hợp nặng khiến các bạn đánh mất cả tương lai do thương tích, thậm chí là đánh mất cả sinh mạng của mình.

Thưa các bạn!

Con người là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông và chính con người phải gánh chịu hậu quả. Vậy, mỗi chúng ta, những cô cậu học trò bé nhỏ, những chủ nhân tương lai của đất nước, … chúng suy nghĩ và hành động như thế nào để chung tay góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

Theo tôi, để giảm bớt tai nạn giao thông không phải chỉ bằng lời nói "tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông" và "tôi sẽ tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện" mà chúng ta phải thể hiện bằng những hành động, những việc làm cụ thể.

Muốn vậy: Thứ nhất: mỗi học sinh chúng ta cần phải học luật và nhớ luật giao thông , thực hiện đúng luật an toàn giao thông ngay từ bây giờ. Không phải chờ đế khi lớn rồi, khi đủ tuổi thi bằng lái xe mới bắt đầu học luật giao thông. Chúng ta có thể học luật giao thông trên các tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho lứa tuổi của chúng ta hay học bằng cách tham gia thi "Giao thông thông minh trên mạng internet"

Thứ hai: mỗi học sinh chúng ta cần có ý thức khi tham gia giao thông, khi đi đường các bạn cần phải đi về phía bên phải, không đi dàn hàng ngang, khi qua đường phải nhìn trước, nhìn sau, không chạy băng qua đường, ngồi xe máy phải đội mủ bảo hiểm, không thả trâu bò hay đá bóng trên đường...

Đồng thời tôi và các bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông bạn nhé!

Các bạn yêu quý!

Chúng ta hãy ngặn chăn tai nạn giao thông bằng những hành động thiết thực để mỗi con đường đi là con đường an toàn, con đường bình yên chứ không phải là những cung đường của tử thần.

Và: Hãy chung tay “Vì một Việt Nam không tai nạn giao thông”

Trên đây là những mẫu Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết hay nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 5.554
0 Bình luận
Sắp xếp theo