8 Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán 2024

Hoatieu xin chia sẻ các mẫu Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán 2024.

Vào dịp cuối năm, việc mua bán các mặt hàng cũng diễn biến tấp nập do vậy tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng trở nên phúc tạp. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân luôn tăng mạnh kèm theo đó là nỗi lo về chất lượng an toàn vệ sinh. Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2024 là mẫu rất thiết thực, giúp tuyên truyền cho người dân ý thức nâng cao ý thức VSATTP trong dịp Tết đến xuân về. Dưới đây là các mẫu bài tuyên truyền an toàn thực phẩm dịp Tết rất hay mà Hoatieu.vn sưu tầm được, mời các bạn tham khảo.

Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán thường được đăng tải trên các trang Cổng thông tin điện tử xã, huyện, tỉnh, các nhà trường, sở, ngành... nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về các khuyến cáo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Bởi gần Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, từ thành phố đền nông thôn, đa phần là các sản phẩm bánh kẹo, mứt quả, nước giải khát, các loại hạt... Các đối tượng lừa đảo, các cơ sở kinh doanh trái phép cũng bắt đầu tung ra thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng kinh doanh kiếm lời. Do đó, người dân cần tỉnh táo trong mua bán, sử dụng thực phẩm, hàng hóa, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2024 chi tiết như sau:

1. Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024

Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Quý Mão 2023
Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Quý Mão 2023

Dưới đây là mẫu Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm Tết nguyên đán Quý Mão 2023 của UBND phường. Mẫu bài dưới đây có nêu rõ số liệu cụ thể và các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sát với thực tế nhất. Mời các bạn tham khảo.

Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp
Tết Nguyên đán..............

Tết Nguyên đán............... đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, nếu không kiểm soát tốt, thực phẩm không an toàn sẽ trà trộn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo thống kê của Bộ Y tế trên cả nước từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 56 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.526 người bị ngộ độc trong đó có 5 người tử vong…Nguyên nhân là do môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng; do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư thuốc thú y trong thịt gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm; nguồn thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể khó kiểm soát, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng, thực phẩm bảo quản không đúng cách, thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng trà trộn gây mất VSATTP, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, UBND phường ..... đề nghị các tổ chức, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình trên địa bàn phường hãy thực hiện tốt một số các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước và sau khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc, thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh dưới 100C, phải được hâm lại kỹ; che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Thức ăn để sau 3 ngày không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc. Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm, rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

Khi đi mua hàng người dân hãy cảnh giác và thực hiện các nguyên tắc khi mua hàng “Nói không với thực phẩm trôi nổi” trên thị trường, không mua những thực phẩm mà trên sản phẩm không ghi rõ tên sản phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn sử dụng.

Các bậc phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

Người chế biến thức ăn, đồ uống, phục vụ ăn uống cần lựa chọn kỹ càng các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng, phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực phẩm, khách hàng.

Không bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng (nếu có thể), giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khu vực chế biến thức ăn, đồ uống phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm, đồ uống.

Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m, có tấm chắn, có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng không sử dụng chung và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng nếu sử dụng lại. Có đủ thùng đựng rác, có nắp đậy và có lót túi.

Đối với người ăn uống, yêu cầu phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước và sau khi ăn uống; giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống. Đảm bảo khách hàng không dùng chung các đồ dùng như cốc, chai nước, khăn tay…

Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.

Không được sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, lối đi chung để chế biến, sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố.

Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch, đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm của cơ quan y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất. Các cơ sở kinh doanh động vật giết mổ không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan y tế ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Không chỉ bữa ăn ngày tết mà kể cả bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của cả cộng đồng. Vì vậy, mỗi cá nhân hãy là người tiêu dùng sáng suốt lựa chọn những loại thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cần tuân thủ về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm, đón tết an toàn, mạnh khoẻ và ý nghĩa.

2. Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán............... đang đến gần không khí mua bán các mặt hàng cũng diễn biến tấp nập khắp các nẻo đường từ trung tâm thị trấn đến vùng thôn quê, ngoài sản phẩm thông dụng của các Công ty sản xuất trong nước, người tiêu dùng được chứng kiến sự góp mặt khá phong phú các mặt hàng bánh kẹo, đồ uống, mứt hoa quả, nước giải khát, rượu, hạt dưa, hạt bí đủ loại. Để chủ động trong việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP. Ban biên tập xã ............ triển khai tuyên truyền tới toàn thể bà con nhân dân trong xã một số lưu ý khi lựa chọn sản phẩm sử dụng cho ngày tết như sau:

Khi tết Nguyên đán đến gần, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt tết cũng hoạt động khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, nguy cơ mứt tết mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất dễ xảy ra khi điều kiện sản xuất của các cơ sở đều trong tình trạng tạm bợ, thủ công và vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến các loại mứt không được bảo quản hợp lý, thậm chí người sản xuất còn sử dụng thêm nhiều phụ gia, hóa chất độc hại để bảo quản và làm bắt mắt người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm nem, chả và các sản phẩm từ thịt thì nguy cơ ô nhiễm hàn the rất dễ xảy ra. Việc dùng nhiều hàn the trong chế biến thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp và mãn tính cho người sử dụng.

Không chỉ các loại mứt, rượu, nem, chả. Một số cơ sở kinh doanh nhập các mặt hàng được sản xuất không đảm bảo vệ sinh, còn rất nhiều các mặt hàng phục vụ tết được bày bán tràn lan tại các chợ với đủ màu sắc bắt mắt người tiêu dùng cũng luôn tiểm ẩn nguy cơ "3 không": Không nhãn mác; Không ngày sản xuất và Không hạn sử dụng.

Để có thể mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng, mọi người hãy cảnh giác và tuân thủ nguyên tắc Nói không với thực phẩm trôi nổi trên thị trường, tránh mua những sản phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn sử dụng. Thực hiện tốt nguyên tắc Mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý không nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí. Chỉ nên chuẩn bị thực phẩm cho 2 đến 3 ngày tết và cần có chế độ ăn hợp lý cho những thanh viên, theo độ tuổi trong gia đình.

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo ở mỗi địa phương.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng ban biên tập Đài truyền thanh Xã ...........xin đề nghị toàn thể bà con nhân dân chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễbịnhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay cóvết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Và đặc biệt đối với các em HS, tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt, Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi.

Để có thể đón tết vui vẻ và vẫn giữ gìn được sức khỏe, mọi người cần chú ý ăn vừa đủ các món ăn ngày tết, ăn đúng giờ, không nên ăn quá nhiều vì các món ăn ngày tết thường chứa nhiều năng lượng. Không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn mứt, kẹo nhiều suốt ngày để tránh làm các cháu bỏ bữa ăn chính gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng dinh dưỡng của các cháu sau Tết.

Kính chúc bà con nhân dân đón tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm

3. Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm Tết nguyên đán ngắn gọn

Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc TP, tiêu chảy cấp,….Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Chúng ta tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài cổng trường: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt … Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.

Vậy để đảm bảo sức khỏe cộng đồng hãy thực hiện đúng các khuyến cáo về lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không có nhãn mác hoặc thực phẩm của các hàng bán rong.

Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán

4. Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm Tết nguyên đán

Mỗi độ tết đến xuân về là dịp để cho chúng ta được quây quần, vui vẻ bên gia đình sau một năm làm việc, để góp phần giúp gia đình đón tết an toàn, vui khỏe, hạnh phúc thì việc mua sắm cũng không thể thiếu. Đây là thời điểm thị trường thực phẩm sôi động nhất trong năm, và đặc biệt càng những ngày giáp tết không khí mua, bán hàng hóa, thực phẩm ở mỗi vùng quê càng trở nên nhộn nhịp, tấp nập đa dạng, phong phú các mặt hàng như bánh kẹo, đồ uống, mứt hoa quả, nước giải khát, rượu hạt dưa, hạt bí đủ loại…được các công ty sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, ...

Đa số những mặt hàng thực phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu và chất lượng sản phẩm tốt nhưng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những ngày tết lớn và lợi ích của một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng và do sự thiếu chủ quan, thiếu kiến thức trong việc lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng. Vì vậy người tiêu dùng hiện nay nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn: thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá, tôm bị ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái cây “tắm” trong hóa chất độc hại, gấp nhiều lần mức cho phép, bánh, mứt, kẹo, hoa quả có chất bảo quản chống mốc thối…

Để giúp người dân luôn là người tiêu dùng sáng suốt, chúng ta hãy nâng cao ý thức tuyên truyền về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và những người thân yêu của mình trong dịp tết truyền thống cũng như bữa ăn hàng ngày. Tuyên tuyền hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc nguy cơ ô nhiểm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Đặc biệt giúp người dân có thể mua được hàng hóa đảm bảo chất lượng người dân hãy cảnh giác và thực hiện các nguyên tắc khi mua hàng “Nói không với thực phẩm trôi nổi” trên thị trường, không mua những thực phẩm mà trên sản phẩm không ghi rõ tên sản phẩm,không rõ nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn sử dụng.

Đề nghị các ban ngành liên quan tới vấn đề thực phẩm cần tăng cường kiểm soát nguồn cung ứng thực phẩm, tuyên truyền cho những hộ kinh doanh hiểu và thực hiện những loại được phép dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm, những loại bị cấm sử dụng. Đặc biệt, cần xử phạt thật nặng, có chế tài rõ ràng nhằm vào những cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn, răn đe những cơ sở này và tạo môi trường cung ứng thực phẩm an toàn ra thị trường.

Thị trường tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi lưu thông đánh lừa người tiêu dùng do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong dịp Tết mà đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt, chả, giò, bánh mứt kẹo tăng cao. Do đó, mỗi cá nhân hãy luôn là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho gia đình với những nguyên tắc nhất định như: Luôn chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng có nhãn mác thông tin đầy đủ, không mốc, thối, thực phẩm tươi sống có màu sắc tự nhiên. Đối với các loại rau, củ, quả, trái cây cần cảnh giác với những sản phẩm có bề ngoài trơn láng, căng mọng, to đều, vỏ ngoài nhẵn nhụi, mỡ màng có thể đây là sản phẩm do thương lái mua từ Trung Quốc sử dụng hóa chất bảo quản.

Không chỉ bữa ăn ngày tết mà kể cả bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm, là vấn đề cấp bách của cả cộng đồng. Vì vậy, mỗi cá nhân hãy là người tiêu dùng sáng suốt lựa chọn những loại thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân.

5. Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2024 mới nhất

Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp

Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng hãy thực hiện đúng các khuyến cáo về lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không có nhãn mác hoặc thực phẩm của các hàng bán rong.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần không khí mua bán các mặt hàng cũng diễn biến tấp nập khắp các nẻo đường từ trung tâm thị trấn đến vùng thôn quê, ngoài sản phẩm thông dụng của các Công ty sản xuất trong nước, người tiêu dùng được chứng kiến sự góp mặt khá phong phú các mặt hàng bánh kẹo, đồ uống, mứt hoa quả, nước giải khát, rượu, hạt dưa, hạt bí đủ loại. Để chủ động trong việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP. Ban biên tập phường.................... triển khai tuyên truyền tới toàn thể bà con nhân dân trong phường một số lưu ý khi lựa chọn sản phẩm sử dụng cho ngày tết như sau:

Khi tết Nguyên đán đến gần, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt tết cũng hoạt động khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, nguy cơ mứt tết mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất dễ xảy ra khi điều kiện sản xuất của các cơ sở đều trong tình trạng tạm bợ, thủ công và vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến các loại mứt không được bảo quản hợp lý, thậm chí người sản xuất còn sử dụng thêm nhiều phụ gia, hóa chất độc hại để bảo quản và làm bắt mắt người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm nem, chả và các sản phẩm từ thịt thì nguy cơ ô nhiễm hàn the rất dễ xảy ra. Việc dùng nhiều hàn the trong chế biến thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp và mãn tính cho người sử dụng.

Không chỉ các loại mứt, rượu, nem, chả. Một số cơ sở kinh doanh nhập các mặt hàng được sản xuất không đảm bảo vệ sinh, còn rất nhiều các mặt hàng phục vụ tết được bày bán tràn lan tại các chợ với đủ màu sắc bắt mắt người tiêu dùng cũng luôn tiểm ẩn nguy cơ "3 không": Không nhãn mác; Không ngày sản xuất và Không hạn sử dụng.

Để có thể mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng, mọi người hãy cảnh giác và tuân thủ nguyên tắc Nói không với thực phẩm trôi nổi trên thị trường, tránh mua những sản phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn sử dụng. Thực hiện tốt nguyên tắc Mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý không nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí. Chỉ nên chuẩn bị thực phẩm cho 2 đến 3 ngày tết và cần có chế độ ăn hợp lý cho những thanh viên, theo độ tuổi trong gia đình.

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo ở mỗi địa phương.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng ban biên tập Đài truyền thanh phường Hải An xin đề nghị toàn thể bà con nhân dân chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễbịnhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay cóvết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Và đặc biệt đối với các em HS, tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt, Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng, sau khi ho, hắt hơi.

Để có thể đón tết vui vẻ và vẫn giữ gìn được sức khỏe, mọi người cần chú ý ăn vừa đủ các món ăn ngày tết, ăn đúng giờ, không nên ăn quá nhiều vì các món ăn ngày tết thường chứa nhiều năng lượng. Không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn mứt, kẹo nhiều suốt ngày để tránh làm các cháu bỏ bữa ăn chính gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng dinh dưỡng của các cháu sau Tết.

6. Kế hoạch đảm bảo công tác An toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

UBND XÃ................
BAN CHỈ ĐẠO VSATTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:..............., ngày... tháng... năm...

KẾ HOẠCH
Đảm bảo công tác An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân năm 2024

Thực hiện kế hoạch số ............... ngày.................của UBND huyện...............về việc triển khai công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân năm 2024.

Ủy ban nhân dân xã ...................xây dựng kế hoạch hoạt động công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân năm 2024 trên địa bàn xã với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Nhằm tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân địa phương, người tiêu dùng, người chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịnh vụ cỗ đám, hộ giết mổ trên địa bàn xã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm;

Triển khai có hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn xã,

Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm dịch vụ ăn uống, hộ giết mổ;

Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, góp phần đảm bảo nâng cao sức khỏe
và chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân địa phương.

2. Yêu cầu:

Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động VSATTP.

Nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn xã đảm bảo theo quy định.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm;

Tăng cường công tác kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp tết Nguyên Đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân năm 2024 trên địa bàn xã.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Hạn chế tối đa, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân năm 2024,

- Kiện toàn BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm và thành lập tổ công tác kiểm tra VSATTP xã để làm tốt công tác tuyên truyền, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan đơn vị, các bếp ăn tập thể, các hộ làm dịch vụ cỗ đám, cơ sở ăn uống, hộ giết mổ, hộ buôn bán các loại thực phẩm và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã nâng cao kiến thức và thực hiện nghiêm các quy định trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán, chế biến và làm dịch vụ các loại thực phẩm

- Yêu cầu các cơ quan đơn vị, các cơ sở khu dân cư trên địa bàn xã đảm bảo tốt công tác ATVSTP theo tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

- Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng trên
địa bàn xã.

3. Thời gian và phạm vi triển khai

- Thời gian: Từ ngày 05/01/2024 đến 20/3/2024

- Phạm vi: Trên địa bàn toàn xã

III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Họp Ban chỉ đạo triển khai kế hoạch nhiệm vụ thực hiện công tác bảo đảm An toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn xã trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân năm 2024,

- Phối hợp với UBMTTQ xã và các tổ chức ban ngành đoàn thể triển khai tuyên truyền nội dung kế hoạch và giám sát, phản biện các hoạt động VSATTP đảm bảo theo kế hoạch đã xây dựng.

- Chỉ đạo cho Trạm Y tế xã, các ngành phụ trách các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt là đội ngũ y tế thôn đội thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, theo dõi giám sát về ATTP trên địa bàn xã .

- Chỉ đạo cho các cơ quan đơn vị, các đơn vị khu dân cư tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các hộ buôn bán kinh doanh và chế biến các loại thực phẩm, hộ dịch vụ cỗ đám thực hiện đúng theo các Quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Công tác hoạt động tuyên truyền, triển khai ký cam kết đảm bảo ATTP trên địa bàn xã

2.1. Thường xuyên tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng, hộ buôn bán kinh doanh làm dịch vụ cỗ và mọi tầng lớp nhân dân địa phương thực hiện tốt các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm bằng các hình thức như: tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trong các hội nghị của địa phương, của cơ sở thôn xóm; cổ động trực quan treo băng rôn, khẩu hiệu. Viết bài tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã;

2.2. Ban chỉ đạo VSATTP phối kết hợp với UBMTTQ các cơ quan, ban ngành đoàn thể và các cơ sở thôn xóm tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát các hoạt động đối với các bếp ăn tập thể, các hộ giết mổ, buôn bán kinh doanh các loại thực phẩm làm dịch vụ cỗ, dịch vụ ăn uống chấp hành và đảm bảo tốt các quy định trong công tác an toàn thực phẩm.

2.3. Phối hợp với Ông Nguyễn Văn Thắng người quản lý chợ Kim làm tốt công tuyên truyền bằng hình thức nhắc nhở trực tiếp trong các buổi họp chợ để người tiêu dùng biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

2.4. Phát động, vận động người dân tại địa phương tăng cường tố giác các trường hợp sản xuất, buôn bán, chế biến, kinh doanh, vận chuyển các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dễ gây ngộ độc cho người tiêu dùng để chính quyền địa phương và các ngành chức năng kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Công tác giám sát, kiểm tra

- UBND xã thành lập tổ công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác bảo đảm ATTP đối với các cơ quan đơn vị có bếp ăn tập thể, các hộ sản xuất chế biến buôn bán thức phẩm, hộ giết mổ, dịch vụ cỗ trên địa bàn toàn xã

- Phối hợp tốt với đoàn kiểm tra liên ngành của Huyện, tỉnh trong các đợt kiểm tra, giám sát các hộ sản xuất, buôn bán, chế biến, kinh doanh các loại hàng hóa thực phẩm trên địa bàn xã có hàng hóa kém chất lượng, hàng lưu thông không có nguồn gốc, xuất xứ, không có nội dung công bố phù hợp quy định ATTP, nhãn mác hàng hóa không đảm bảo quy định, hàng nhập khẩu không rõ nguồn gốc xử lý theo quy định của pháp luật;

- Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ y tế thôn, các thành viên Ban chỉ đạo được phân công địa bàn phụ trách trong công tác giám sát công tác ATTP. Đặc biệt là các hộ làm dịch vụ cỗ đám, giết mổ, buôn bán các loại thực phẩm theo quy định quản lý trên địa bàn xã; phát hiện và cung cấp thông tin với chính quyền địa phương để các cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Tổ chức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Triển khai thực hiện việc ký cam kết đảm bảo ATTP đối với các cơ quan đơn vị, các hộ buôn bán kinh doanh các loại thực phẩm trên địa bàn xã

4. Tổng kết, báo cáo

- Kết thúc đợt triển khai. Ban chỉ đạo VSATTP xã, trạm y tế tổng hợp số liệu kết quả thực hiện báo cáo về UBND huyện, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP huyện (qua phòng Y tế huyện theo địa chỉ email:............................).

- Báo cáo nhanh trước Tết: trước ngày 15/01/2024 (Mẫu 2).

- Báo cáo sau Tết trước ngày 15/02/2024 (Mẫu 1,2).

- Báo cáo tổng hợp trước ngày 19/03/2024 (Mẫu 1,2).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức VH-TT theo dõi công tác ATVSTP

- Tham mưu cho UBND, Ban chỉ đạo VSATTP xã xây dựng kế hoạch hoạt động công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn, mùa Lễ hội xuân năm 2024 trên địa bàn xã và các văn bản theo quy định về quản lý nhà nước trong hoạt động đảm bảo VSATTP trên địa bàn xã

- Chuẩn bị tốt các nội dung và các điều kiện để triển khai hội nghị họp BCĐ, hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động công tác ATTP trên địa bàn xã;

- Phối kết hợp với Trạm y tế, các thành viên BCĐ và các đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, tỉnh để làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền kiểm tra giám sát công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn xã. Tổ chức ký cam kết đối với các cá nhân, cơ quan đơn vị có bếp ăn tập thể, hộ buôn bán kinh doanh các loại thực phẩm, hộ giết mổ chấp hành thực hiện nghiêm việc ký cam kết theo quy định;

- Theo dõi tổng hợp kết quả hoạt động ATTP trên địa bàn xã theo định kỳ để báo cáo chính quyền địa phương và BCĐ huyện theo quy định

2. Trạm Y tế

- Phối hợp với công chức văn hóa thông tin xã tham mưu cho UBND xã xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch công tác đảm bảo về sinh ATTP Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội xuân năm 2024 trên địa bàn xã.

- Phối hợp với các cơ quan, trường học, MTTQ và các ban ngành đoàn thể, đài truyền thanh xã để làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho phù hợp như: Triển khai lồng ghép trong các hội nghị của địa phương, của cơ sở thôn xóm, viết bài tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã treo băng rôn khẩu hiệu, phát động chiến dịch phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã.

- Triển khai cho các cơ sở SX, các trường có bếp ăn tập thể, các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ cỗ trên địa bàn xã thực hiện đúng các quy định về ATTP. Tham mưu tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở theo phân cấp xã quản lý.

- Xử lý nhanh khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; đôn đốc triển khai các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã.

- Đề nghị cấp trên lấy mẫu xét nghiệm gửi tuyến trên khi cần thiết.

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, điều tra nguyên nhân và triển khai biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Chỉ đạo đội ngũ cán bộ Y tế thôn phát huy vai trò giám sát, tuyên truyền kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân dân, báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất liên quan đến công tác an toàn thực phẩm tại địa phương, tổ chức ký cam kết đối với các cá nhân, cơ quan đơn vị trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định;

- Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP lĩnh vực Y tế về UBND xã và Ban Chỉ đạo huyện theo quy định.

3. Các trường học trên địa bàn xã

- Kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng thực phẩm, các dịch vụ ăn uống trongcác trường học có bếp ăn tập thể phục vụ cho học sinh bán trú, đặc biệt là trường mầm non. Xây dựng các mô hình bếp ăn bảo đảm an toàn thực phẩm ở các trường học gắn với phong trào dạy tốt, học tốt và các phong trào khác của ngành giáo dục và của địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với trạm Y tế xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trong các trường học, huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

4. Công an và các ngành có liên quan

- Phân công cán bộ tham gia trong Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp với Đoàn kiểm tra liên nghành xã định kì và đột xuất kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với các ban ngành đoàn thể phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của lĩnh vực mình được phân công, phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan tham gia quản lý về ATTP trên địa bàn xã.

5. Đài truyền thanh xã

- Phối kết hợp với Trạm y tế thường xuyên viết bài tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm, tăng thời lượng phát sóng trên đài truyền thanh xã, đưa nội dung tuyên truyền về ATTP vào các phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa - nông thôn mới nâng cao.

6. Ủy Ban mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức đoàn thể

- Triển khai công tác vận động, giáo dục phát động các phong trào đảm bảo an toàn thực phẩm trong hội viên, đoàn viên gắn với cuộc vận động phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa NTM, phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao,

- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các chương trình tập huấn, thông tin về an toàn thực phẩm cho phụ nữ, đặc biệt là các bà nội trợ, phụ nữ buôn bánkinh doanh thực phẩm.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động như tập huấn, hướng dẫn các hội viên về sản xuất thực phẩm an toàn, phương pháp chế biến, bảo quản, sử dụng đúng cáchcác hóa chất bảo vệ thực vật và an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón.

- Phối hợp với các ngành liên quan phổ biến, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Giám sát phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm ATTP để kiểm tra và xử lý các vi phạm theo quy định.

Trên đây là nội dung kế hoạch triển khai công tác đảm bảo ATVSTP tết nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội xuân năm 2024 trên đại bàn xã.................. Để đảm bảo tốt các hoạt động công tác ATVSTP trên địa bàn xã. UBND xã.................... yêu cầu các cơ sở sản xuất, các cơ quan đơn vị trường, các hộ giết mổ chế biến, kinh doanh các loại thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cỗ trên địa bàn xã triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch này, kế hoạch này được triển khai tới các cơ quan đơn vị, cơ sở thôn xóm và các hộ buôn bán, chế biến kinh doanh các loại thực phẩm trên địa bàn xã ./.

Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Thường trực Đảng ủy;
- Lãnh đạo UBND xã;
- Thành viên BCĐ;
- Các tổ chức, ban ngành, đoàn thể của xã;
- Cổng TTĐT xã;
- Lưu VT

TM.BCĐ VSAT XÃ

Phó Chủ tịch UBND xã

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

7. Bài tuyên truyền Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán

Bài tuyên truyền Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán.....................

Hiện nay số vụ ngộ độc thực phẩm đang gia tăng làm cho nhiều người lo lắng. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong ....tháng năm 20..., cả nước xảy ra .... vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người bị ngộ độc, ..........người tử vong. Tết Nguyên đán.................. đang đến gần, thời gian nghỉ Tết thường kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiều lễ hội kéo dài với hàng triệu lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó thời gian này thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt. Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán................và Lễ hội Xuân 20... phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe của nhân dân, UBND phường................. đề nghị các tổ chức, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình trên địa bàn phường hãy thực hiện tốt một số các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

- Rửa tay trước khi ăn; uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc, thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh dưới 10C, phải được hâm lại kỹ; che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Thức ăn để sau 3 ngày không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc. Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm, rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

- Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, hộp như: sữa tươi, nước giải khát…Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.

- Các bậc phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

- Cần lựa chọn kỹ càng các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kín vết thương nhiễm trùng trước khi chế biến thức ăn.

- Không được sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, lối đi chung để chế biến, sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố.

* Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch, đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm của cơ quan y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất.

- Các cơ sở kinh doanh động vật giết mổ không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan y tế ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Trên đây là một số các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, UBND phường............................ đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện tốt các biện pháp trên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm, đón Tết Nguyên đán khỏe mạnh, tươi vui.

8. Bài tuyên truyền những nguyên tắc trong sản xuất, chế biến thực phẩm mùa lễ hội

BÀI TUYÊN TRUYỀN

NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MÙA LỄ HỘI

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất càng trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học sử dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn chế biến sẵn như thịt quay, giò chả, đồ ăn vặt, ô mai… đang bị lạm dụng. Nhiều loại thịt gia súc, gia cầm bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang được bán tràn lan; các đồ uống, nước giải khát, bánh, kẹo hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Vào dịp lễ hội, chúng ta thường sử dụng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kĩ thức ăn: Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kĩ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kĩ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Trên đây là những nguyên tắc trong chế biến thực phẩm, an toàn và vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng mà Trung tâm Y tế huyện gửi đến người dân./.

9. Các biện pháp thực hiện giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ

- Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát

- Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

5. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

- Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn.

- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

6. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

7. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

8. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

- Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.

- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.

9. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 8.953
0 Bình luận
Sắp xếp theo