Bài thu hoạch về Cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 2017

Câu hỏi và đáp án
Cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017

Sau khi cuộc thi tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được phát động và triển khai. Nhiều bạn đọc giả còn lúng túng chưa biết sẽ phải làm bài thu hoạch như thế nào? hoatieu.vn xin đưa ra những câu hỏi và gợi ý đáp án Cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giúp các bạn có thể hoàn thành bài thu hoạch chất lượng và hiệu quả.

Câu 1: Nêu những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh? Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách mạng Việt Nam?

Gợi ý trả lời:

1. Những Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách mạng Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh vể xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhân dân và đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa và con người.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh vể phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyển của dân, do dân, vì dân.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh vể xây dựng Đảng.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách mạng Việt Nam

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người:

+ Về vấn đề dân tộc thuộc địa

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa đầu thế kỷ XX là xác định đúng con đường phát triển của dân tộc. Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa. Quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy.

+ Về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong phong trào giải phóng dân tộc

Người khẳng định: vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết. Độc lập dân tộc mà chưa giành được thì vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp.

+ Về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc và con người được khẳng định trước toàn thế giới qua Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người khởi thảo. Thừa nhận những “lời bất hủ” trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) và “những lẽ phải không thể chối cãi được” của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1789), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.1). Nâng quyền tự nhiên của con người lên thành quyền dân tộc và gắn chặt quyền con người với quyền dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng cho một trật tự và pháp lý quốc tế mới về quyền con người, quyền dân tộc và sự bình đẳng giữa các quốc gia - dân tộc.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng.

+ Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+ Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để Nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Cách mạng Việt Nam thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Điều đó quyết định vai trò lãnh đạo cách mạng tất yếu thuộc về giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng Nhân dân, những ngưòi đã trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ.

Câu 2: Hãy nêu các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng? Trình bày nguyên tắc tự phê bình và phê bình?

Gợi ý trả lời:

1. Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình.

- Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác.

- Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

- Phải thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình trên cơ sở tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

- Trong phê bình và tự phê bình phải thật thà, thẳng thắn, không nể nang, không giấu giếm, không thêm bớt khuyết điểm.

- Phê bình và tự phê bình là vấn đề khoa học và là nghệ thuật. Vấn đề không phải chỉ luôn luôn dùng mà còn phải khéo dùng cách phê bình và tự phê bình.

- Cán bộ chủ chốt, lãnh đạo càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Phải tuyệt đổi chống các biểu hiện không đúng trong phê bình và tự phê bình như: thiếu trung thực, che giấu khuyết điểm của bản thân, sợ phê bình, không dám phê bình, nể nang, né tránh, “dĩ hòa vi quý”, hoặc ngược lại, lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, vùi dập, đả kích người khác.

Tóm lại tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng. Ý nghĩa của nguyên tắc này ở chỗ Đảng cũng từ trong xã hội mà ra nên có những căn bệnh trong xã hội lây ngấm vào Đảng. Cá nhân đảng viên, cán bộ cũng là con người, cũng có cái tốt, xấu, thiện, ác trong lòng. Con người ta không phải là thánh thần, ai cũng có khuyết điểm cả. Vì vậy, tự phê bình và phê bình giống như việc rửa mặt hằng ngày, làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, phần xấu mất dần đi. Cán bộ, đảng viên có khuyết điểm giống như người có bệnh. Vì vậy phải uông thuốc. Tự phê bình là thuốc đắng nhưng giã tật. Ngược lại nếu không tự phê bình thì như người có bệnh mà không uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thê là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.1). Tự phê bình và phê bình nhằm làm cho Đảng vững mạnh, cán bộ, đảng viên tiến bộ, để chữa các bệnh trong Đảng. Đó cũng là một trong những cách tốt nhất để thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, giữ vững và củng cố uy tín của Đảng.

Câu 3: Hãy nêu những phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Làm rõ phẩm chất: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư?

Gợi ý trả lời:

1. Những phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Trung với nước, hiếu với dân.

- Yêu thương quý trọng con người, sống có tình có nghĩa.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Chủ nghĩa quốc tế trong sáng, thủy chung.

2. Phẩm chất: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đòi hỏi con người phải rèn luyện tu dưỡng.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là tứ đức của con người, là 4 đức tính của con người, thiếu 1 đức tính thì không phải là con người. Bác ví 4 đức tính của con người như là 4 mùa của trời, 4 phương của đất.

- Cần, kiệm: luôn đi liền với nhau, “Cần mà không kiệm như gió thổi vào nhà trống. Kiệm mà không cần thì không bao giờ giàu”. Bác nói “Cần mà không kiệm như thùng không đáy. Kiệm mà không cần như thùng nước đầy chỉ lấy ra dùng mà không bao giờ bổ sung vào”.

+ Cần: là lao động cần cù chịu khó, siêng năng, lao động có kế hoạch,có sáng tạo để đạt năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại. Cần phải gắn liền với chuyên.

+ Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của cải, tiết kiệm tiền của dân, của nước và bản thân, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí không phô trương, hình thức nhưng không bủn xỉn.

- Liêm: luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của dân, không xâm phạm lợi ích của nước, của dân, trong sạch, không màng công danh, không ưa địa vị, không thích người khác tâng bốc mình.

- Chính: không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự cao, tự đại, khiêm tốn, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân. Đối với người: không nịnh hót người trên, không coi thường người dưới, chân thành thật thà, khiêm tốn, không dối trá lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên việc nhà, quyết tâm hoàn thành việc dù khó khăn, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.

- Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên vị. Con người phải giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân - tập thể, cá nhân - quốc gia, dân tộc, đất nước, có nghĩa là phải biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích quốc gia tùy tình hình cụ thể.

Câu 4: Trình bày các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Gợi ý trả lời:

Hồ Chí Minh nêu lên 3 nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình làm tấm gương để giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, Nhân dân cùng thực hiện.

1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương người tốt việc tốt

- Hồ Chí Minh chỉ rõ: đối với mỗi người lời nói phải đi đôi với việc làm thì hiệu quả mới mang lại thiết thực, hoặc nói mà không làm, nói 1 đằng làm 1 nẻo sẽ không hiệu quả phản tác dụng.

- Cần chống thói đạo đức giả, mị dân, dùng lời nói để đỡ chân tay, luôn dối trá lừa lọc.

- Hồ Chí Minh cho rằng 1 tấm gương sống có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy cần xây dựng những tấm gương người tốt việc tốt, đây là việc làm rất quan trọng nhưng nêu gương đạo đức cũng phải chú trọng tính chất phổ biến vững chắc của toàn xã hội.

2. Xây đi đôi với chống

- Hồ Chí Minh cho rằng trong Đảng và mỗi con người không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”, mà mỗi người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Mặt khác trong cuộc đấu tranh cách mạng kẻ thù luôn tìm cách chống phá vì vậy phải kiên quyết đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, bồi dưỡng và phát triển cái thiện cái tốt đẹp cho xã hội.

- Xây là giáo dục phẩm chất đạo đức mới nhưng phải chú ý phù hợp với lứa tuổi ngành nghề với giai cấp trong từng môi trường khác nhau, chú ý tới từng giai đoạn từng nhiệm vụ cách mạng.

- Chống là xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống trong đó xây là nhiệm vụ chủ yếu lâu dài.

- Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm nhưng trước hết mỗi người phải có ý thức tự giác, trau dồi đạo đức cách mạng, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.

3. Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời

- Hồ Chí Minh chỉ rõ: việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày. Bác viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” (HCM: Toàn tập, t.11, tr.612)

- Tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững đạo đức cách mạng cũng như phải trường kỳ, gian khổ. Theo bác, bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ không phải là một việc dễ dàng nhưng dù khó khăn gian khổ nếu quyết tâm thì nhất định thành công.

- Bác nhấn mạnh: cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người. Vì vậy, không được xao nhãng việc tu dưỡng, mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt, trong thời kỳ hòa bình, khi con người đã có ít quyền hạn, nếu ko có ý thức sâu sắc điều này dễ bị tha hóa, biến chất.

- Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.

Câu 5: Hãy cho biết những phong cách chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Làm rõ “Phong cách ứng xử” của Người?

Gợi ý trả lời:

1. Những phong cách chủ yếu của Hồ Chí Minh:

- Phong cách tư duy.

- Phong các làm việc.

- Phong cách diễn đạt.

- Phong cách ứng xử.

- Phong cách sống.

2. Phong cách ứng xử:

Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh có các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh.

Đánh giá bài viết
1 7.420
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo