8 nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh
Các nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh
Theo quy định tại Luật Viên chức và các văn bản về chức danh nghề nghiệp giáo viên thì các giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm. Dưới đây là 8 nhóm giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, HoaTieu.vn xin được chia sẻ để các thầy cô cùng tham khảo.
Luật Viên chức năm 2010 quy định việc bổ nhiệm CDNN đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc: “làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào CDNN tương ứng với vị trí việc làm đó” và “người được bổ nhiệm CDNN nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của CDNN đó”. Theo đó, GV mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm; trong đó có tiêu chuẩn “có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN”, cũng là yêu cầu chung đối với các viên chức, không chỉ riêng đối với viên chức ngành giáo dục).
Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên
Cụ thể, những đối tượng giáo viên sau bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh:
(1) Giáo viên mầm non hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.
(2) Giáo viên mầm non hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.
(3) Giáo viên tiểu học hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II.
(4) Giáo viên tiểu học hạng III: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III.
(5) Giáo viên trung học cơ sở hạng I: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở hạng I.
(6) Giáo viên trung học cơ sở hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở hạng II.
(7) Giáo viên trung học phổ thông hạng I: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I;
(8) Giáo viên trung học phổ thông hạng II: Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II.
Ngược lại, Giáo viên mầm non hạng IV, Giáo viên tiểu học hạng IV, Giáo viên trung học cơ sở hạng III, Giáo viên trung học phổ thông hạng III không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh.
Như vậy, khi giáo viên có nhu cầu thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì phải tham gia học để có chứng chỉ bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn của chức danh.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015;
- Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015;
- Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015;
- Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015.
Mời các bạn tham khảo thêm:
-
Quy định về chế độ phụ cấp cho giáo viên công tác Đoàn Chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn là giáo viên
-
Chế độ chính sách đối với giáo viên tổng phụ trách đội Chế độ Tổng phụ trách Đội mới nhất
-
5 khoản phụ cấp dành cho giáo viên trong năm 2019 Các loại phụ cấp giáo viên được hưởng
-
Chế độ dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật Mức phụ cấp của giáo viên dạy học sinh khuyết tật
-
Quy định về trình độ giáo viên tiểu học từ 1/7/2020 Tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học
-
Quy định số tiết dự giờ của giáo viên Dự giờ giáo viên, bao nhiêu là đủ?
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
