6 thời điểm dễ bị đột quỵ tuyệt đối không nên tắm

Tắm không đúng thời điểm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Vậy làm thế nào để phòng tránh đột quỵ? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ những thời điểm không nên tắm để phòng tránh đột quỵ cũng như các dấu hiệu nhận biết đột quỵ để các bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe cơ thể của mình.

1. 6 thời điểm không nên tắm để phòng tránh đột quỵ

Khi say rượu bia

Tắm gội ngay khi đang say rượu bia sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi điều này sẽ khiến lượng đường glucose trong cơ thể tiêu hao nhanh, có thể gây chóng mặt, hoa mắt, mất sức, thậm chí dẫn tới hôn mê. Ngoài ra, nếu như tắm bằng nước nóng sẽ khiến nhiệt độ tích tụ thêm trong cơ thể, làm tăng cảm giác say dẫn đến buồn nôn. Còn nếu tắm bằng nước lạnh lại làm mạch máu co rút lại, ảnh hướng đến lượng đường huyết trong máu khiến bạn dễ bị hoa mắt, chóng mặt và cảm lạnh.

Sau 22h đêm

Nếu bạn tắm sau 22h đêm sẽ nguy cơ gặp nhiều chứng bệnh như đau đầu, mỏi cổ vai gáy đến tai biến, đột quỵ và qua đời, nhất là với những người say rượu bia, người lớn tuổi, yếu mệt, phụ nữ có thai

Giải thích về điều này, Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh- Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho biết, lúc này nước lạnh có thể khiến máu khó lưu thông, từ đó gây nên các triệu chứng khó chịu và nguy hiểm nêu trên.

Đặc biệt, việc tắm quá khuya vô cùng nguy hiểm với người lớn tuổi, bởi do đặc thù mạch máu bị vôi hóa, huyết áp cao, nên rất dễ bị đột quỵ. Ngoài ra, những người có tiền sử bị bệnh huyết áp cao, rối loạn tiền đình, huyết áp thấp cũng phải cẩn thận.

Ngoài ra, việc gội đầu vào đêm khuya cũng sẽ khiến các dây thần kinh bị co lại. Khi mạch máu tắc nghẽn sẽ không cung cấp đủ máu cho các dây thần kinh mặt, có thể dẫn đến tình trạng liệt mặt và méo miệng.

Ngay khi vừa thức dậy lúc sáng sớm

Khi vừa ngủ dậy, cơ thể sẽ chưa thể phục hồi hết các chức năng, bao gồm cả khả năng lưu thông máu. Nếu lúc này ngay lập tức đi tắm gội sẽ gây kích thích đột ngột các mạch máu não, tạo ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Ngoài ra, sáng sớm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp, nếu như cứ vô tư tắm gội vào lúc này sẽ gây hại cho sức khỏe, biểu hiện dễ nhận thấy như đau đầu, chóng mặt, nặng hơn là đột quỵ.

Sau khi đi nắng về

Sau khi đi nắng về cơ thể thường rất nóng bức khó chịu nên thường muốn đi tắm nước mát ngay. Tuy nhiên, nếu tắm vào thời điểm này rất dễ bị cảm, nặng hơn sẽ nguy hiểm tính mạng, bởi khi cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, tốt nhất bạn phải ngồi quạt một lúc để cơ thể khô mồ hôi và thân nhiệt giảm đi mới được tắm.

Phụ nữ trong giai đoạn “đèn đỏ” tắm muộn

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, với những chị em đang trong thời kỳ “đèn đỏ” nhất định phải chú ý không được tắm muộn. Điều này bởi trong giai đoạn này, khí huyết của nữ giới thường bị mất nhiều, tắm gội quá muộn có thể làm ngưng khí huyết, khiến triệu chứng đau bụng kinh hay đau đầu nghiêm trọng hơn.

Tắm gội ngay sau khi ăn no

Sau khi ăn no nếu bạn đi tắm gội ngay sẽ khiến da và mạch máu bị kích thích và mở rộng hơn, từ đó sẽ khiến máu chảy ở các bề mặt cơ thể, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan tiêu hóa, vừa hại dạ dày, đường ruột, vừa gây hại đường huyết…

Đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch, gội đầu ngay sau bữa ăn có thể gây thiếu máu cục bộ tim, từ đó gây các bệnh tim mạch và mạch máu não nghiêm trọng.

2. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

3. Cách phòng tránh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc

Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh

Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Không hút thuốc lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 252
0 Bình luận
Sắp xếp theo