Quy trình 5 bước lên lớp của Giáo viên tiểu học 2024

5 bước lên lớp của Giáo viên

Quy trình các bước lên lớp của Giáo viên gồm 5 bước quan trọng. Để có thể có được tiết dạy thành công và hiệu quả, hoatieu.vn mời các bạn tham khảo những bước lên lớp phù hợp và rõ ràng qua bài viết dưới đây. Chúc các bạn có được tiết dạy hiệu quả nhất!

Những nhà nghiên cứu khoa học sư phạm, những nhà giáo lâu năm đã dày công nghiên cứu qua thực tiễn thất bại và thành công trong sự nghiệp giáo dục, đã đúc kết nên những bài học sư phạm để chúng ta học tập và vận dụng như: các phương pháp giảng dạy trực quan, diễn dịch, quy nạp, các bước, các khâu trong quy trình giảng dạy…

Bạn gặp khó khăn khi lên lớp, lúng túng khi không nắm rõ việc lên lớp như thế nào, gồm các bước nào? Quá trình dạy học được tiến hành theo mấy khâu? Sau đây là các bước lên lớp theo chương trình mới để thầy cô tham khảo và áp dụng vào thực tiễn.

5 bước lên lớp của Giáo viên

Năm bước lên lớp của một tiết dạy đều có ý nghĩa và tác dụng sư phạm rất quan trọng.

1. Ổn định tổ chức (1-2 phút) là một bước chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học. Có nhiều nội dung:

Theo dõi sự chuyên cần. Em nào có mặt, em nào vắng mặt để có hướng giúp đỡ và khích lệ – chỗ ngồi của học sinh đã ổn chưa. Bàn ghế thiếu đủ, có xộc xệch không, để chỉnh đốn kịp thời, nếu tiết trước có dặn dò gì, thì tiết này xem các em đã thực hiện đến đâu – có thông tin gì đặc biệt làm các em xôn xao, giáo viên cần thông báo để các em ổn định tập trung tư tưởng bước vào học.

Bước này được xây dựng thành nếp ngay thời gian đầu. Thời gian sau có thể lướt qua khoảng 1 phút. Lớp trưởng giúp giáo viên ghi sĩ số, vắng mặt, có mặt ở góc bảng trái để giáo viên đỡ mất thời giờ kiểm tra…

2. Bước kiểm tra bài cũ (2-3 phút)

Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới thúc đẩy học sinh làm bài, học bài nghiêm túc.

Nội dung kiểm tra:

Xem việc ghi chép làm bài, chuẩn bị bài (văn, toán, sinh vật…) của học sinh – tiết học trước có yêu cầu chuẩn bị, hoặc làm bài để nộp thì nhất thiết phải kiểm tra, đánh giá, khen chê kịp thời – có thể làm kiểm tra miệng hay viết một tiết hay 15 phút; nội dung cả bài hay một phần trọng tâm nào đó.

Tùy theo chủ đích và yêu cầu của giáo viên mà chọn nội dung và dành thời gian thích hợp. Quan tâm kiểm tra các em học yếu và thiếu chăm chỉ để có hướng giúp đỡ cụ thể.

Lâu nay, một số giáo viên không coi trọng việc kiểm tra học bài, làm bài ở nhà, thực hiện những gì giáo viên “dặn dò”, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính nghiêm túc của học sinh. Các em sẽ “nhờn” việc dặn dò, nhắc nhở của giáo viên.

3. Bước giảng bài mới (35-40 phút) – bước trọng tâm

Để giới thiệu bài mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe giảng. Không nhất thiết bài nào cũng làm. Song sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ giúp các em tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn.

Một giáo viên đã vào bài Quê hương như sau: “Mỗi người một quan niệm, một xúc cảm về quê hương khác nhau. Với nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói lên quan niệm và tình cảm của mình qua bài Quê hương. Hôm nay ta học bài: Quê hương…

Về địa lý, giáo viên vào bài. Hôm nay ta học bài Châu Phi. Cũng được thôi. Một giáo viên khác: Đố các em, châu lục nào có hình dạng giống củ khoai, có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý? Châu Phi.

Giáo viên chuẩn bị kỹ để xác định phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ để giảng giải kỹ càng; phần nào dễ, hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần nào cũng giảng giải như nhau.

Vì thiếu chuẩn bị kỹ nội dung lẫn phương pháp nên giáo viên không chủ động, dễ “cháy giáo án”. Cuối cùng, không đọng lại bao nhiêu kiến thức cho học sinh.

4. Bước củng cố (2-3 phút)

Vừa giảng xong, kiến thức còn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ kết quả cả thầy lẫn trò; từ đó giáo viên sẽ kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Chỉ cần một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho học sinh nêu những điểm nào còn lơ mơ, chưa hiểu…

5. Bước dặn dò (2-3 phút)

Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau. Không nên làm lấy lệ mà phải có yêu cầu, nội dung cụ thể rõ ràng. Cần thiết phải hướng dẫn tỉ mỉ để các em thực hiện được.

Dặn dò phải ghi vào giáo án để lần dạy sau giáo viên kiểm tra. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” như một số giáo viên đã làm. Dặn các em làm một bài, sưu tầm tranh ảnh, mà giáo viên không thu, không kiểm tra đánh giá thì coi như việc làm “công cốc dã tràng”.

Hiệu trưởng cứ kiểm tra xem, sẽ thấy các bước này còn nhiều tồn tại.

* 5 bước lên lớp là một quy trình khép kín của một tiết dạy, đều có một ý nghĩa khoa học và tác dụng nhất định. Nhưng không nhất thiết tiết học nào cũng đủ 5 bước như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp. Ngay cả thời gian dành cho từng bước cũng vậy.

Trên đây là các bước lên lớp của giáo viên tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quá trình giảng dạy của thầy cô, đặc biệt là thầy cô mới đúng lớp, còn lúng túng trong việc áp dụng các phương pháp dạy học, giúp thầy cô có những giờ giảng dạy bổ ích, có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học.

Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo thêm một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học Quy trình dạy học cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để có thêm tài liệu bổ ích trong công tác giảng dạy nhé. Chúc thầy cô có một năm học mới đạt nhiều thành công.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 17.340
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo