400 câu hỏi ôn thi công chức, viên chức giáo viên năm 2024

Việc tuyển dụng công chức, viên chức ngành giáo dục được các địa phương lên kế hoạch cụ thể với chỉ tiêu, hình thức xét tuyển, tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương đó. Sau đây Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc bộ câu hỏi ôn tập môn kiến thức chung và câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên năm 2024 để bạn đọc cùng tham khảo.

1. Cấu trúc thi công chức, viên chức giáo viên

Sẽ có 2 hình thức trong tuyển dụng viên chức giáo dục sắp tới:

- Đối với viên chức giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và viên chức khác (gồm cán bộ thư viện, lưu trữ) sẽ được tổ chức theo hình thức thi tuyển.

- Đối với viên chức giáo viên THPT sẽ tổ chức tuyển dụng theo hình thức xét tuyển cạnh tranh nhằm bổ sung đội ngũ còn thiếu của các trường THPT công lập.

Chi tiết tham khảo: Cấu trúc thi/xét tuyển viên chức, công chức giáo viên

2. 400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên

A. Câu hỏi vấn đáp:

I. Nhóm câu hỏi về quan điểm, đường lối phát triển giáo dục và Luật giáo dục:

Câu 1. Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục:

1. GD là quốc sách hàng đầu

2. Xây dựng nền GD có tính nhân văn, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN

3. Phát triển GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng

4. GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân

Câu 2. Các giải pháp phát triển giáo dục:

1. Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

2. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo

3. Đổi mới cụng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viân và cán bộ quản lý

4. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và cụng nghệ

5. Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chớnh

6. Đổi mới cơ chế quản lý

7. Hội nhập quốc tế

Câu 3. Các mục tiêu giáo dục:

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4. Tính chất, nguyên lý giáo dục (điều 3, Luật Giáo dục)

- Tính chất: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy Chủ nghĩa MacLenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

- Nguyên lý: Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Câu 5. Nhiệm vụ nhà giáo: (điều 72, Luật giáo dục)

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của các nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bừng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 6. Quyền của nhà giáo (điều 73, Luật giáo dục)

Nhà giáo có những quyền sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

Câu 7: Mục tiêu của giáo dục đại học

1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo

3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

* Tóm lại, Giáo dục Đại học phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- Đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao

- Mở rộng đào tạo sau trung học phổ thông: đa dạng hóa chương trình đào tạo, liên thông, khắc phục mất cấn đối về cơ cấu

- Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội

- Tăng cường năng lực tạo việc làm.

Câu 8: Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a. Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học

b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở

c. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông

d. Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề

e. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên giảng dạy trung cấp

f. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.

Câu 9: Hệ thống giáo dục quốc dân

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a./ Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo

b./ Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trong học phổ thông

c./ Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

d./ Giáo dục đại học và sau đại học, đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Câu 10. Việc biên soạn giáo trình cao đẳng, đại học được luật quy định như thế nào? (Điều 41)

Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung, kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo.

Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập; bảo đảm có đủ giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học

Câu 11. Nhiệm vụ của thanh tra giáo dục được luật giáo dục qui định như thế nào? (Điều 111)

a. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục

b. Thanh tra về việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, qui chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các qui định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;

c. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

d. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật xử lý hành chính

đ. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật chống tham nhũng

e. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và qui định của nhà nước về Giáo dục

g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật

Câu 12. Trách nhiệm của thanh tra giáo dục theo LGD?

Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật thanh tra

Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin bộ câu hỏi

3. Bài thi trắc nghiệm môn Kiến thức chung ôn thi giáo viên 2024

1. Theo Luật giáo dục 2019. "Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh" là trách nhiệm của?

A. Trách nhiệm của xã hội Câu hỏi ôn thi công chức giáo viên

B. Trách nhiệm của gia đình

C. Trách nhiệm của nhà trường

D. Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

2. Theo Luật Viên chức sửa đổi năm 2019. Có bao nhiêu nội dung đánh giá Viên chức không quản lý?

A. 6 nội dung

B. 7 nội dung

C. 8 nội dung

D. 5 nội dung

3. Theo Luật viên chức năm 2010, Điều 55 trách nhiệm bồi thường, hoàn trả quy định : cơ quan nào quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức là?

A. Bộ giáo dục và đào tạo

B. nhà nước

C. pháp luật

D. chính phủ

4. Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT; 4/9/2020. Ban hành Điều lệ trường Tiểu học. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá bao nhiêu ngày liên tục?

A. 04 ngày

B. 07 ngày

C. 05 ngày

D. 03 ngày

5. Theo Luật giáo dục 2019. Cơ quan nào có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?

A. Bộ tài chính

B. Chính phủ

C. Nhà nước

D. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động thương binh và xã hội

6. Theo Luật giáo dục 2019. Cơ quan nào trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chương trình giáo dục nâng cao, quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên, trường năng khiếu?

A. Chính phủ

B. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

7. Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây không áp dụng đối với Viên chức không quản lý

A. Khiển trách;

B. Buộc thôi việc.

C. Cảnh cáo

D. Cách chức

8. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW; 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI. Cơ quan, tổ chức nào lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, ban hành mới hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo, các luật, nghị quyết của Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện?

A. Các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

B. Ban cán sự đảng Chính phủ

C. Đảng đoàn Quốc hội

D. Ban Tuyên giáo Trung ương

9. Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP; 25/9/2020. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức là bao nhiêu ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.

A. 20 ngày

B. 45 ngày

C. 30 ngày

D. 15 ngày

10. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW; 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI. “Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo" là?

A. Quan điểm chỉ đạo

B. Mục tiêu cụ thể

C. Tổ chức thực hiện

D. Nhiệm vụ, giải pháp

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin bộ câu hỏi

Hiện nay không còn biên chế suốt đời nếu giáo viên được tuyển dụng sau ngày 1/7/2020, nhưng nếu thi đậu công chức giáo viên thì cũng có rất nhiều lợi ích như:

  • Tăng lương theo thâm niên công tác tùy theo bằng cấp, trình độ
  • Được thi chuyển ngạch bậc lương
  • Hưởng đầy đủ thu nhập phụ cấp, thu nhập tăng thêm
  • Được ưu tiên cử đi học, đào tạo bằng nguồn kinh phí của Nhà nước

Với nhiều đãi ngộ như trên, việc dự thi công chức giáo viên đã trở thành mục tiêu, phương hướng nghề nghiệp của tất cả giáo viên, kể cả với sinh viên mới tốt nghiệp.

Để việc ôn tập có hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị tài liệu, bạn cũng cần tìm hiểu cấu trúc đề thi. Cấu trúc đề thi có thể thay đổi theo từng năm hoặc theo từng địa phương. Việc chủ động tìm hiểu và nắm chắc thông tin cấu trúc, nội dung thi sẽ giúp bạn lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn.

Với phần thi kiến thức chuyên ngành, tùy vào hình thức thi mà bạn có cách thức ôn tập phù hợp. Tuy nhiên, kể cả thi vấn đáp hay thi trắc nghiệm thì việc học thuộc là điều bắt buộc. Nên đọc kỹ các Thông tư, Chỉ thị, Quyết định... nằm trong nội dung tài liệu ban hành kèm theo kế hoạch tuyển dụng viên chức, công chức ngành giáo dục ở địa phương của bạn.

Với hình thức thi trắc nghiệm, bạn cần làm bài thật chuẩn, cẩn thận chọn đáp án bởi hình thức thi này được chấm bằng máy, sẽ không phúc khảo lại được.

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến thầy (cô) nội dung một số câu hỏi ôn tập thi viên chức, công chức giáo viên. Các thầy (cô) tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
6 29.988
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo