Trường hợp viên chức suốt đời 2024

Trường hợp viên chức suốt đời 2024. Được biết không phải viên chức nào cũng được hưởng biên chế theo quy định Luật cán bộ công chức, viên chức sửa đổi năm 2019. Cụ thể trường hợp nào được hưởng biên chế? Mời các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của HoaTieu.vn để biết thêm chi tiết.

1. Biên chế là gì?

Biên chế là một khái niệm không có trong Luật viên chức, nhưng được nhiều người sử dụng với ý nghĩa là những người khi được tuyển vào làm viên chức nhà nước, sau khoảng thời gian làm việc hợp đồng có thời hạn thì sẽ được nhà nước ký hợp đồng lâu dài, không có thời hạn.

Vì thế Biên chế nghĩa là làm việc đến khi đến tuổi nghỉ hưu trong cơ quan nhà nước. Biến chế còn được hiểu là làm việc suốt đời.

2. Còn chế độ tất cả viên chức được biên chế suốt đời không?

Nếu như trước đây, Điều 25 của Luật Viên chức 2010 quy định, sau khi viên chức trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng). Sau khi thực hiện xong hợp đồng này, viên chức sẽ được chuyển sang hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Điều này có nghĩa là, viên chức được đảm bảo một vị trí ổn định, lâu dài, thậm chí đến tận khi nghỉ hưu trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, tại Luật cán bộ công chức, viên chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 tại Điều 25 nêu trên đã được điều chỉnh như sau:

Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

Cụ thể, sẽ chỉ còn 03 trường hợp được xem xét ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (chi tiết tại mục 2). Tất cả các trường hợp chưa thực hiện ký hợp đồng không xác định thời hạn phải ký hợp đồng xác định thời hạn.

Như vậy, chế độ tất cả viên chức được biên chế suốt đời sẽ được xóa bỏ. Quy định này được cho là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 26-NQ/TW về công tác cán bộ. Cụ thể, tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh sẽ tiến tới xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời.

Trường hợp được hưởng viên chức suốt đời
Trường hợp được hưởng viên chức suốt đời

3. Trường hợp hưởng chế độ biên chế suốt đời 2024

Nếu như trước đây, viên chức thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn nghiễm nhiên chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn, thì theo Luật cán bộ công chức viên chức sửa đổi tại điều 25, chỉ còn 03 trường hợp được ký hợp đồng không xác định thời hạn, gồm:

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;

c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việc xóa bỏ chế độ viên chức suốt đời được cho là phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhằm tránh tình trạng giữ ghế, cản trở tinh giản biên chế và giúp lọc ra những người không đủ năng lực trong các cơ quan, đơn vị.

4. Mục đích của xoá bỏ chế độ viên chức làm việc suốt đời là gì?

Từ những thông tin trên có thể thấy rằng việc xoá bỏ chế độ viên chức làm việc suốt đời có ngoại lệ với một số trường hợp. Việc này đồng nghĩa là những viên chức sau khi vào cơ quan nhà nước làm việc sẽ phải ký hợp đồng có thời hạn, không được nghiễm nhiên làm việc lâu dài tại nhà nước. Khi muốn làm việc lâu dài tại nhà nước thì những viên chức cần có sự nỗ lực cố gắng và có cống hiến nhất định như cống hiến tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc đã làm cán bộ công chức.

Mục đích của xoá bỏ chế độ viên chức làm việc suốt đời là nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh trong viên chức bởi thực tại trước kia khi còn chế độ biên chế suốt đời thì những viên chức có ý nghĩ đã được làm việc lâu dài nên không cố gắng phấn đấu, chây ỳ khiến cho chất lượng viên chức giảm sút.

Việc xoá bỏ đi sự ổn định đó sẽ tác động đến các viên chức làm việc cố gắng và thay đổi thái độ làm việc chưa nghiêm túc. Từ đó thanh lọc những viên chức làm việc không có năng lực, đạo đức, thái độ kém ra khỏi bộ máy nhà nước, cải thiện kết quả làm việc.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
25 51.876
0 Bình luận
Sắp xếp theo